Hơn tuần nay sáng nào ngủ dậy lão chồng mình cũng kêu thấy có vị mặn trong miệng. Lúc đầu mình nghĩ do lão lười đánh răng tối nên luôn miệng cằn nhằn. Thế nhưng khi phát hiện ra hôm nào chuẩn bị đi ngủ lão cũng vệ sinh răng miệng sạch lắm, thì mình có chút lo lắng nên giục lão đi khám xem sao. Sau khi siêu âm xét nghiệm, bác sĩ nói lão ấy bị bệnh về thận đấy các mẹ ạ.

Tối qua mình lên mạng tìm hiểu thì mới biết được, khi thấy các vị lạ trong miệng vào buổi sáng thức dậy như lão chồng mình, thì hãy cẩn thận với những vấn đề nguy hiểm đang âm thầm phát triển trong nội tạng đấy nha các mẹ. Mình chia sẻ lại để mọi người cảnh giác nhé!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: internet

Dưới đây 6 vị lạ trong miệng vào buổi sáng thức dậy cảnh báo nội tạng gặp vấn đề:

Trong miệng có vị ngọt: Dạ dày và lá lách có vấn đề

Khi ngủ dậy mà thấy trong miệng có vị ngọt thì hãy cảnh giác với bệnh về dạ dày và lá lách.

Với bệnh dạ dày: Vị ngọt của miệng thường liên quan đến sự bài tiết bất thường của các enzyme tiêu hóa khác nhau. Lúc này dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng amylase trong nước bọt tăng lên, kích thích vị giác trên lưỡi và tạo cảm giác ngọt.

Với bệnh về lá lách: Người bị nóng lá lách thường khô miệng, nước tiểu có màu vàng, ăn ít hơn và luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra chứng bệnh này khiến đờm cũng có vị ngọt. Ở bệnh nhân tiểu đường, ngọt trong miệng cũng là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng.

Trong miệng có vị mặn: Vấn đề về thận

Khi ngủ dậy nuốt nước bọt mà nhận thấy trong miệng có vị mặn thì khả năng là dấu hiệu của thận bị suy nhược. Nếu kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều hơn, vùng lưng và eo đau mỏi, sợ lạnh, mệt mỏi và các triệu chứng bất thường khác, thì hãy đến bệnh viện kiểm tra thận ngay lập tức.

Trong miệng có vị tanh: Phổi có thể đang bị nóng

Khi ngủ dậy bạn cảm thấy trong miệng có mùi tanh, thì hãy chú ý vì đây là một trong những dấu hiệu của bệnh phổi bốc hỏa, nóng trong.

Nếu gặp tình trạng trên, bạn hãy sử dụng các thực phẩm làm mát phổi như ăn một ít lá diếp cá, hoa bách hợp, quả sơn trà, lê, hạt hạnh nhân với một lượng phù hợp để cải thiện tình hình, giảm thiểu tình trạng nóng phổi. Nếu tình trạng không cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn.

Trong miệng có vị chua: Vấn đề về axit dạ dày, lá lách và gan

Nếu ngủ dậy mà cảm thấy trong miệng có vị chua, thì hãy cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu gan và dạ dày đang có những bất thường, gan đang bị tăng khí

Lúc này, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, tinh thần sa sút, khẩu vị ăn uống kém hoặc không muốn ăn. Khi các dấu hiệu tiêu hóa gặp vấn đề, bạn cần chú ý dưỡng lá lách và giải độc, chăm sóc gan càng sớm càng tốt.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: internet

Trong miệng có vị đắng: Vấn đề về gan và túi mật

Gan là một cơ quan tiết mật còn túi mật là cơ quan lưu trữ mật, nếu xuất hiện vấn đề với 2 bộ phận này thì miệng sẽ có vị đắng.

Ngoài triệu chứng đắng miệng, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và tức ở phần gan lẫn dạ dày thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để tránh nguy cơ gây bệnh.

Miệng mất cảm giác mùi vị: Vấn đề về đường tiêu hóa

Nếu bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa, các bệnh về nội tiết, suy dinh dưỡng, suy yếu dạ dày và lá lách, thiếu vitamin cùng vi lượng… sẽ cảm thấy nhạt miệng.

Lúc này bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein và vitamin như thịt gà, cá, trái cây, rau quả tươi để lấy lại vị giác nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn 2 quả táo gai sau mỗi bữa ăn để kích thích tiết axit dạ dày. Tuy nhiên, nếu cảm giác nhạt miệng kéo dài, thì nên đi khám để kiểm tra chức năng nội tạng liên quan.

Nguồn: Tổng hợp