Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị say nóng nếu ở bên ngoài quá lâu trong thời tiết rất nóng, đặc biệt là khi em bé bị mất nước hoặc ăn mặc quá nóng.



Tình trạng say nắng say nóng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh đột nhiên tăng cao, cơ thể không kịp thích ứng do trẻ đùa nghịch quá lâu ngoài trời... Nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng.



Trong thời tiết nắng nóng mùa hè, mẹ không nên cho bé ra ngoài trời khi nhiệt độ tăng lên. Đặc biệt không được để bé ngồi trong xe hơi nóng – hay trong một chiếc xe ô tô đang đậu sẽ dễ làm bé bị say nóng. Say nóng dễ xảy ra chỉ vài phút trong một chiếc xe hơi mà nhiệt độ bên trong cao hơn nhiều so với nhiệt độ bên ngoài.


webtretho



Trẻ chơi ngoài trời khi nhiệt độ lên cao rất dễ bị say nắng, say nóng.


Làm sao để phát hiện con bạn bị say nóng, say nắng?



- Da bé ửng đỏ, nóng hấp và thường bị sốt cao trên 40 độ C, nhưng lại không chảy mồ hôi



- Trẻ có cảm giác buồn nôn, nôn.



- Trẻ có những hiện tượng như co giật, động kinh và sốc



- Trông mặt mũi trẻ xám, nhợt nhạt, và có thể kèm theo tình trạng da bị lạnh toát.



- Trẻ kêu đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt lả, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở, chuột rút.



- Một số trẻ yếu có thể ngất xỉu.



Sơ cứu đúng cách trẻ bị say nắng, say nóng



Khi nhận thấy trẻ bị say nắng, say nóng, trước hết cần gọi xe cấp cứu để đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.


Tuy nhiên trong lúc chờ xe đến, cần tìm cách giảm nhiệt độ cơ thể bé nhanh nhất, qua các bước sau:



- Nhanh chóng đưa trẻ đến khu vực thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có


nhiều bóng mát.



- Cởi hết quần áo trẻ giúp cơ thể hạ nhiệt và trẻ dễ thở hơn.



- Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.



- Dùng khăn khác, cũng thấm nước mát, lau toàn cơ thể cho trẻ, đặc biệt các vùng có thân nhiệt cao như nách, bẹn...



- Bổ sung nước cho trẻ (nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước khoáng đều được). Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ một để tránh làm cho trẻ bị sặc hoặc nôn.



Cần tiếp tục thực hiện các bước giảm nhiệt trên cho bé khi ở trong xe trên đường đến bệnh viện vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối khi trẻ đi cấp cứu…



Các mẹ giúp con tránh bị say nắng, say nóng bằng cách nào?



Trẻ rất dễ bị say nắng, say nóng do các bé chưa ý thức được những tác hại của việc vô tư vui chơi ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao (khi vào hè). Mẹ hãy giúp bé ngăn ngừa tình trạng này bằng các cách sau:



- Nên nhắc bé hạn chế ra ngoài trời nắng nóng như chạy nhảy, đá bóng... nhất là giờ ra chơi khi ở trường.



- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải cotton dễ thấm mồ hôi.



- Cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, những trẻ lớn thì nhắc bé uống nhiều nước vào những ngày thời tiết nắng nóng.



- Nên bật điều hòa vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao.