Trời ơi, làn sóng dịch lần này đúng là phức tạp quá mọi người ạ. Không chỉ liên tục ghi nhận ca nhiễm mới mà lại còn xuất hiện ca tái dương tính hoặc ca dương tính sau khi đã hoàn thành cách ly 14 ngày. Sau đó, Bộ Y tế đã yêu cầu người dân cách ly 21 ngày.

Thế nhưng mới đây, mình thấy báo chí có đưa tin về trường hợp một người ở An Giang sau khi hoàn thành cách ly 21 ngày thì lại phát hiện dương tính với nCoV đó mọi người ạ. Nguy hiểm quá.

An Giang ghi nhận ca dương tính sau khi đã hoàn thành 21 ngày cách ly

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang cho biết: Ngày 28/6, tại huyện An Phú đã ghi nhận 1 trường hợp dương tính nCoV sau khi hoàn thành cách ly tập trung 21 ngày. Bệnh nhân là bà P.T.T.E, sinh năm 1964, sống tại xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú.

hình ảnh

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch]. Nguồn: Internet

Ngày 30/5, bà E nhập cảnh tại huyện An Phú và được đưa đi cách ly tập trung ở Trung tâm học tập cộng đồng xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trong thời gian cách ly, bà E có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính.

Ngày 21/6, bà E hết 21 ngày cách ly tập trung nên được chuyển về địa phương để tiếp tục tự cách ly tại nhà. Đến nay, bà đã tiếp xúc với 3 trường hợp ở ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, huyện An Phú.

Sáng 27/6, bà E được lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 4 theo quy định gửi về BV Đa khoa Trung tâm An Giang để làm xét nghiệm. Thật bất ngờ, bà lại có kết quả dương tính.

Hiện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không có triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Bệnh nhân đã được chuyển về trung tâm y tế huyện An Phú cách ly và điều trị.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau khi ghi nhận trường hợp dương tính, huyện An Phú đã tiến hành khẩn trương truy vết được 12 F1 đưa đi cách ly tập trung, 8 F2 đươc cách ly tại nhà. Đồng thời, tiến hành phun khử khuẩn tại nhà bà E và khu vực bán kính 30m xung quanh.

Chính quyền xã An Phú vẫn đang tiếp tục truy vết các F liên quan tới bệnh nhân E và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy định.

Mình đọc báo còn thấy người ta nói rằng nhiễm nCoV rất nguy hiểm không chỉ lúc bị bệnh mà nó còn gây ra di chứng sau khi khỏi bệnh. Vậy sau khi khỏi nCoV cần lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe phục hồi nhanh chóng?

Sau khi mắc Covid 19 được chữa khỏi về nhà, ngoài việc cần tuân thủ đúng theo quy định cách ly của địa phương, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng nên chú ý tránh 3 việc sau để đảm bảo sức khỏe

+ Không sử dụng đồ uống có cồn:

Theo BS gây mê chính của Moscow Epghênhi Briuon cho biết: Những người từng mắc nCoV, sau khi khỏi vẫn tồn tại di chứng của sự nhiễm độc virus trong cơ thể. Do đó, nếu chúng ta còn nạp thêm chất độc từ cồn vào thì sẽ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, thêm tổn thương.

GS. Vladimir Huznưi (New Jersay) cho biết: Bất kể bệnh nào liên quan tới việc nhiễm độc mạnh, không phụ thuộc vào việc nó có gây ra bệnh gì (nCoV hay phế cầu) đều không nên uống đồ uống có cồn. Đây là cách giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm độc mới. Nhờ đó mà có thể làm tăng tốc độ phục hồi của cơ thể. Bệnh càng nặng thì người bệnh càng cần tuân thủ nguyên tắc này.

+ Không tập luyện thể thao ngay:

Tập thể dục rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc vận động ngay sau khi khỏi nCoV thì lại không phải là điều tốt, ngay cả khi bạn đã quen với việc vận động mạnh. Bởi, sau khi khỏi bệnh, cơ thể của chúng ta vẫn còn rất yếu. Việc vận động luôn có thể dẫn tới các di chứng nguy hiểm.

Một nghiên cứu của Mỹ đã tiến hành khảo sát với 26 vận động viên chuyên nghiệp nhiễm nCoV ở dạng nhẹ không triệu chứng. 11 ngày sau khi rời chế độ cahcs ly, tất cả tình nguyện viên đều thấy khỏe mạnh và muốn tập luyện trở lại. Kết quả, sau khi tập luyện thì có 15 người trong đó bị viêm tim, 8 người bị tổn thương mạch mấu. ‘Nếu sau khi cảm cúm khoảng 2 tuần, bạn có thể vận động trở lại thì với nCoV, người bệnh cần 3 – 4 tuần. Nếu bệnh ở thể nặng thì phải mất ít nhất vài tháng’, Bác sĩ nội cao cấp Olga Morozova cho hay.

+ Không để cơ thể quá lạnh hoặc quá nóng:

Tắm nước lạnh hoặc quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời còn tạo điều kiện để các bệnh về đường hô hấp phát triển. Do đó, sau khi khỏi nCoV, bạn không nên để cơ thể lại bị nhiễm lạnh, sẽ khiến cơ thể khó hồi phục.

Việc tắm nước nóng hoặc xông hơi thì khiến lượng máu đến tế bào gia tăng. Khi đó sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho tim. Do đó, bạn chỉ nên làm điều này ít nhất sau 1,5 tháng kể từ khi khỏi nCoV.

Nguồn: Tổng hợp