Ung thư (UT) không phải là bệnh lây nhiễm thật, nhưng với bệnh K gan cũng có thể lây từ người này sang người kia đấy mọi người. Thậm chí đôi khi nhiều người trong cùng một nhà hoặc gia đình nhiều thế hệ đều mắc bệnh đấy ạ.
Vậy nhưng không phải ai cũng để ý mà đi tẩm soát thường xuyên đâu, nên khi phát hiện bệnh có thể bệnh đã tiến triển rồi. Như trường hợp gia đình mình vừa đọc trên báo mới đây này.
Sau bà ngoại không qua khỏi vì UT, mọi người trong nhà không ai nghĩ mình sẽ có nguy cơ bị bệnh tương tự, ai ngờ đến khi đi khám mới phát hiện nhà 3 thế hệ cùng mắc bệnh giống nhau mọi người ạ.
Giờ mình chia sẻ câu chuyện để mọi người rút kinh nghiệm nha.
Virus viêm gan B rất dễ lây. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ
Bà ngoại 'ra đi' vì K gan, con gái và cháu gái đi khám cũng 'rất buồn'
Đây là câu chuyện của gia đình chị Lê Quỳnh Hoa (ở Tiền Hải, Thái Bình. Cách đây 7 năm, mẹ chị không qua khỏi vì K gan trên nền viêm gan B.
Trong thời gian mẹ chị bị K gan như vậy, cũng không ai để ý đi tầm soát viêm gan B xem bản thân có bị bệnh tương tự không.
Tuy nhiên, trong một lần chị Hoa đi kiểm tra sức khỏe và khám tổng quát, bác sĩ cho biết chị bị viêm gan B mãn tính. Đây là căn bệnh mà mẹ chị đã từng mắc phải rồi tiến triển thành UT và không qua khỏi.
Không chỉ chị Hoa, mà 2 người anh trai của chị sau đó cũng đến bệnh viện kiểm tra, đáng buồn là kết quả tất cả đều bị viêm gan B. Tuy nhiên, cả 3 anh em đều không ai hay biết.
Đến hiện tại, con gái 13 tuổi của chị Hoa cũng mang bệnh này. Cụ thể là gần đây con gái chị có triệu chứng hay mệt mỏi nên chị cho con đi kiểm tra, kết quả bé cũng bị viêm gan B mãn tính. Bác sĩ còn cho biết tải lượng virus viêm gan B của bé hoạt động mạnh.
Vì sao cả gia đình chị Hoa cùng mắc 1 bệnh?
Các bác sĩ giải thích, gia đình chị Hoa đã có hiện tượng lây viêm gan B dọc. Mẹ chị mắc và lây truyền cho con, sau đó chị Hoa lại lây cho con gái nhưng vì không được tầm soát dẫn đến không biết đã mắc bệnh.
Bác sĩ cũng cảnh báo, viêm gan B là bệnh có thể tiến triển thành K gan, nên điều này càng khiến gia đình chị Hoa lo lắng sẽ gặp phải tình trạng giống bà ngoại. Chình vì vậy mà trong 2 năm nay, chị Hoa và mọi người trong nhà đều cố gắng đi tầm soát với hi vọng bệnh chậm tiến triển hơn.
Các bác sĩ từng đưa ra khái niệm về 'UT gia đình'
Các nhà nghiên cứu phát hiện có khoảng trên 20 loại UT có tính di truyền trong gia đình như K buồng trứng, K đầu và cổ, u nguyên bào thần kinh đệm, K phổi - màng phổi, K nội mạc tử cung, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, K dạ dày, vú, K tuyến tiền liệt...
Khả năng di truyền của các loại UT không giống nhau. Tùy từng loại UT mà thời gian phát bệnh cũng khác nhau, có thể mắc khi còn trẻ hoặc trung niên, cao tuổi.
Với K gan, thực tế bệnh này không có yếu tố di truyền mạnh, nhưng tiền sử gia đình có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển K gan của một cá nhân.
Virus gây K gan lây lan cho các thành viên gia đình. Ảnh minh họa/Nguồn: health
PGS Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội gan mật Hà Nội, cho biết virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và K gan. Các con đường lây nhiễm gồm:
Lây truyền qua đường máu
Bạn có thể bị lây nhiễm virus này do truyền máu có chứa virus viêm gan B, sử dụng các dụng cụ y tế không được vệ sinh, tiệt trùng, có chứa virus gây bệnh như: Chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, dao cạo râu...
Ngoài ra, việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, châm cứu, xăm hình… với các dụng cụ, máy móc chứa virus viêm gan B không được khử khuẩn cũng là nguyên nhân lây bệnh cho người lành.
Lây truyền qua đường 'yêu'
Virus gây viêm gan B có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình 'yêu đương'.
Với những người 'yêu' không an toàn, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác.
Lây truyền từ mẹ sang con
Khi mẹ bầu bị nhiễm virus gây viêm gan B. thì tỉ lệ lây nhiễm cho em bé trong bụng là rất cao, tăng dần từ lúc mang thai cho đến khi bé chào đời.
Nếu không có cách bảo vệ và ngăn chặn kịp thời, nguy cơ truyền bệnh cho em bé có thể lên đến 90%. Khoảng 50% số trẻ này có thể bị viêm gan B mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Ths.BS Hà Hải Nam – giảng viên bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết K gan có tiên lượng không tốt, bệnh lại thường không có triệu chứng đặc hiệu. Trong khi nhiều trường hợp khi bệnh được phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, người bệnh chỉ có thể sống thêm được từ 3 - 6 tháng.
Do đó, chuyên gia này khuyến cáo, những người bị viêm gan B không được lơ là điều trị, đồng thời cần tầm soát K gan thường xuyên để tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng mới biết.
Hy vọng những thông tin báo chí vừa chia sẻ ở trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của virus viêm gan B và bệnh K gan, hãy nhớ đi tẩm soát thường xuyên, nhất là nếu có người trong nhà cùng mắc bệnh này nha.