Có rất nhiều lời đồn thổi không hay về thuốc tránh thai như là: Gây vô sinh, thậm chí ung thư (UT) nếu sử dụng trong thời gian dài.
Về tác dụng mang lại của thuốc tránh thai thì ai cũng biết rồi, giúp tránh thai hiệu quả, nâng cao kế hoạch hóa gia đình. Vậy những thông tin tiêu cực về tác dụng phụ của thuốc tránh thai như đã nói ở trên liệu rằng có chính xác?
Mình có đọc được thông tin trên báo phân tích rất cụ thể về vấn đề này. Những ai có cùng thắc mắc về những tác dụng phụ của thuốc tránh thai giống mình thì tham khảo nội dung mình chia sẻ lại bên dưới nha.
Thuốc tránh thai có tác dụng tránh thai hiệu quả. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Những ví dụ cụ thể
Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Anh (tên nhân vật đã được thay đổi) 27 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự thì chị kết hôn được 1 năm nhưng chưa có con. Điều chị Mỹ Anh buồn nhất đó là gia đình nhà chồng luôn đổ lỗi cho chuyện chậm có con là do chị lạm dụng thuốc tránh thai.
Trước khi kết hôn, hai vợ chồng chị Mỹ Anh đã góp gạo thổi cơm chung 2 năm. Trong thời gian đó chị tránh thai bằng cách uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Tới lúc chị đi kham thì sĩ lại đưa ra chẩn đoán khác hẳn, chị chậm có con là do tinh binh của chồng bị yếu. Nhưng vì 2 vợ chồng giấu nên cả gia đình vẫn cứ đổ tiếng lỗi do chị dùng thuốc tránh thai.
Hay như chị Đàm Thu Hằng – Lê Trọng Tấn, Hà Đông, 38 tuổi vừa điều trị UT vú được 6 tháng. Chị phát hiện u xơ tuyến vú từ 5 năm trước nhưng chỉ trích u xơ. Sau một thời gian chị cũng không thấy bất thường gì nên chủ quan.
Nhiều tin đồn uống thuốc tránh thai gây UT và vô sinh. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Tháng 6 vừa rồi, chị Hằng vô tình thấy ở ngực có một khối u rắn chắc bằng đầu ngón út. Đi kiểm tra chị điếng người vì bị UT vú giai đoạn 1B. Khi đó, chị Hằng nghĩ: Do mình tiền xử u xơ nhưng không biết lại uống thuốc tránh thai nhiều năm.
Thời gian dùng thuốc tránh thai, do hợp thuốc nên chị Hằng ko bị nám da, nhờn nên chị nghĩ đó là biện pháp an toàn nhất. Nhưng khi được chẩn đoán UT thì chị được nghe rất nhiều người nói rằng đó là do chị uống tránh thai mà ra.
Bỏ qua những hiểu lầm
Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường – Phó Giám đốc Trung tâm sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Thuốc tránh thai có lịch sử hàng chục thập kỷ qua và đến nay thuốc tránh thai vẫn được ½ chị em phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng.
Có nhiều người có thai ngoài ý muốn chấp nhận vỡ kế hoạch nhưng lại sợ thuốc tránh thai vì nghĩ rằng nó sinh u, gây UT… như 2 trường hợp vừa kể bên trên vậy.
BS Cường cho biết: Chị em phụ nữ cần có thêm thông tin về thuốc tránh thai để bỏ những hiểu lầm của nó
Thuốc tránh thai hiện có hai loại dạng vỉ 21 hoặc 28 viên có thể bán không cần đơn tại hiệu thuốc. Thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nếu người sử dụng uống thuốc đúng cách, đều đặn. Hiện tại, hàm lượng hormon trong các thuốc tránh thai ngày càng giảm, chỉ ở mức đủ để phát huy tác dụng tránh thai mà thôi.
Theo bác sĩ, có hai loại thuốc dựa vào thành phần của viên thuốc:
- Thuốc viên có estrogen kết hợp với progesterone là dạng thuốc được sử dụng nhiều nhất.
Đa số các dạng thuốc tránh thai đường uống sử dụng estrogen dạng ethinylestradiol với liều dao động từ 15 đến 50 microgram/viên.
Loại progesterol kết hợp với ethinylestradiol có thể thuộc một trong 4 thế hệ progesterone tổng hợp hiện có. Các progesterone thế hệ sau thì có hoạt tính mạnh hơn nên liều lượng thấp hơn.
- Viên thuốc chỉ có progesterone: Thuốc uống liên tục trong 28 ngày, không có thời gian ngừng, được ưu tiên trong trường hợp tránh thai sau sinh hoặc trong những trường hợp không dung nạp hoặc có chống chỉ định với estrogen.
Ngoài tránh thai ra, theo bác sĩ Cường thì thuốc tránh thai còn có ưu điểm ngăn chặn khối u, nhanh chóng hành kinh lại sau khi ngừng dừng thuốc (không làm khó có con) giảm mất máu kinh, giảm ô nhiễm môi trường.
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Như bất cứ thuốc nào, thuốc tránh thai cũng có thể có tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn, nếu có không đòi hỏi phải ngừng sử dụng thuốc mà có thể cần xem xét để đổi loại thuốc tránh thai khác cho phù hợp.
Những tác dụng phụ như sau: Buồn nôn, nhức đầu, tăng cân, bứt rứt, khó chịu, cảm giác nặng ở chân. Một số có triệu chứng tức nhẹ ở ngực, ra máu giữa chu kỳ, giảm mức độ và độ dài kỳ kinh, chậm kinh hoặc mất kinh, thay đổi như cầu ham muốn, khó chịu tại mắt ở người đeo kính áp tròng.
Một số tác dụng hiếm gặp không mong muốn khác khiến người dùng có thể phải ngừng thuốc như là: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; huyết khối tĩnh mạch như tắc mạch phổi, tắc mạch chi, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành; rối loạn lipid máu( tăng triglyceride hoặc tăng cholesterol), đái tháo đường, đau vú nghiêm trọng, u vú lành tính, adenoma tuyến yên tiết prolactin, đau đầu nghiêm trọng và bất thường chóng mặt, thay đổi thị lực, rối loạn thần kinh; u gan, vàng da ứ mật, sạm da.
Để dùng thuốc an toàn thì trước khi uống mọi người cần đi khám sức khỏe và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chọn thuốc phù hợp. Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào tuổi, tiền sử bản thân và gia đình, các yếu tố tim mạch, vấn đề sức khỏe hiện có, nguy cơ quên uống thuốc và hậu quả có thể xảy ra, các thuốc hiện đang dùng của bệnh nhân.
Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Uống thuốc tránh thai thật sự không gây hại như lời đồn đâu nha mọi người
Nguồn tổng hợp