Khó tiêu là triệu chứng rất phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, việc hiểu rõ làm sao để hết khó tiêu hay thuốc nào điều trị tình trạng này là điều quan trọng giúp người bệnh nhanh khỏe.
Thỉnh thoảng bạn gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi là chuyện thường tình. Thế nhưng, một khi tình trạng khó tiêu thường xuyên xảy ra, không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, căng tức bụng, mệt mỏi và chán ăn, mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy làm sao giảm chứng khó tiêu?
Bài viết này, sẽ chia sẻ với bạn 5 bí quyết làm sao để giảm chứng khó tiêu. Mời bạn theo dõi bài viết để biết đó là những bí quyết gì nhé!
Chứng khó tiêu là gì?
Khi bị khó tiêu ngoài cảm giác cảm giác ăn không tiêu, ậm ạch, khó chịu trong bụng, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác thường đi kèm như đau bụng, ợ chua, buồn nôn. Triệu chứng khó tiêu thường do thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều, quá nhanh, hoặc là hệ quả của một số bệnh lý như:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Chứng khó tiêu chức năng
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Bệnh lý tắc ruột
Triệu chứng khó tiêu thường do thói quen ăn uống không điều độ
Đầy bụng khó tiêu không quá nguy hiểm nhưng lại khiến chúng ta khó chịu, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc, hoặc thậm chí trở thành bệnh mạn tính nếu người bệnh để kéo dài, không chữa trị.
5 cách chữa chứng khó tiêu hiệu quả
1. Dùng thuốc điều trị khó tiêu
Không ít người có thắc mắc “khó tiêu nên uống thuốc gì”. Thực tế, hiện nay có nhiều loại thuốc khó tiêu, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà cần có sự chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ.
Khi bị đầy hơi, các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc phổ biến sau đây:
- Các loại thuốc kháng axit: Đây là những loại dược phẩm có tác dụng làm trung hòa, làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, nên được dùng phổ biến trong những trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu.
- Các loại thuốc kháng thụ thể H2: Cơ chế hoạt động của các loại thuốc kháng thụ thể H2 là ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, từ đó góp phần tiết chế lượng axit được tiết ra từ dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy nhẹ bụng, thoải mái hơn.
- Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Các loại thuốc này sẽ giúp ổn định tốc độ co bóp của dạ dày, từ đó góp phần cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa hoặc men tiêu hóa: Tác dụng của thuốc hỗ trợ tiêu hóa là tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Trong khi đó, men tiêu hóa chứa các enzyme hỗ trợ phân giải thức ăn, giúp cơ thể chuyển hóa các dưỡng chất trong thức ăn như đường, đạm, chất béo dễ dàng, nhanh chóng và tiêu hóa tốt hơn.
Khi được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc trị khó tiêu vừa kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau để phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn:
- Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bất kỳ loại thuốc nào dù là không kê đơn, dù được xem là an toàn cũng cần có sự chỉ định từ bác sĩ trước khi dùng, không tự ý mua về sử dụng.
- Đọc kỹ hướng dẫn về cách uống, liều lượng… được in trên bao bì nhãn thuốc trước khi dùng hoặc phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu xảy ra những vấn đề sức khỏe, tác dụng phụ bất thường nào trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể và kịp thời.
- Nếu việc dùng thuốc mà chứng khó tiêu vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị khác, hiệu quả hơn.
- Trong quá trình sử dụng thuốc trị khó tiêu, người bệnh cần tránh sử dụng cà phê, thuốc lá, các loại đồ uống có gas…
2. Bổ sung chất xơ, nước, men vi sinh để cải thiện khó tiêu
Người bệnh bị khó tiêu thường được khuyên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm chất xơ, nước và men vi sinh. Chất xơ không những giúp phân mềm hơn, giúp ruột kết khỏe mạnh, mà còn có tác dụng làm sạch vi khuẩn có hại, từ đó đẩy lùi chứng khó tiêu. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên người bệnh nên ăn 8-11 phần chất xơ trong ngày bao gồm nước ép hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…
Tương tự, việc bổ sung nước đầy đủ và men vi sinh cũng giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh, hỗ trợ lợi khuẩn phát triển, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón, khó tiêu. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng việc sử dụng men vi sinh, vì dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Chất xơ, nước và men vi sinh là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Ngoài ra, người bị khó tiêu cũng có thể tham khảo thực đơn BRAT (Banana - Chuối; Rice - Cơm; Apple - Táo; Toast - Bánh mì). Chế độ ăn BRAT được xem là giúp hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu ở dạ dày. Một lưu ý khi áp dụng thực đơn BRAT, thực đơn này không có quá nhiều chất xơ, do đó người bệnh chỉ nên duy trì trong một thời gian ngắn. Sau khi thấy triệu chứng khó tiêu thuyên giảm, người bệnh nên quay về với chế độ ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng (Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin khoáng chất) để xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: 19 loại thực phẩm tránh ăn buổi tối kẻo khó tiêu, hại nội tạng còn gây mất ngủ
3. Kê gối cao khi ngủ:
Với một số trường hợp bị khó tiêu, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh nằm kê cao gối khi ngủ. Ngủ không nằm gối hoặc nằm gối quá thấp sẽ khiến cổ họng và dạ dày cùng nằm trên một đường thẳng. Nếu dạ dày bị dư axit sẽ khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi. Vì vậy, người bệnh có thể kê gối cao 8-15cm khi ngủ để giảm chứng khó tiêu.
4. Vận động nhẹ nhàng:
Vận động nhẹ nhàng thường xuyên cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Trong đó, các hoạt động như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, các bài tập thở… cũng có thể góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Trong đó, yoga được xem là bộ môn có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng khó tiêu hiệu quả. Dưới đây là một số tư thế yoga được xem là tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo:
- Tư thế apanasana (tư thế chắn gió)
- Tư thế rắn hổ mang
- Tư thế ngồi gập người về phía trước
- Tư thế đứng gập người về phía trước
- Ngồi vặn mình
- Tư thế con mèo – con bò
Yoga được xem là bộ môn có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng khó tiêu hiệu quả
5. Chườm ấm và massage bụng để giảm chứng khó tiêu
Chườm ấm và massage bụng là một trong những mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà được khá nhiều người áp dụng. Để áp dụng phương pháp này, người bệnh dùng khăn ấm hoặc túi chườm ấm đặt ở vùng bụng trên rốn hoặc xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Hành động massage này nhằm giúp máu huyết lưu thông và điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không để nước quá nóng tiếp xúc trực tiếp với da. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng giúp giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Gói tỏi vào giấy bạc và đem nướng chín
- Chờ cho tỏi ấm, rồi đem chườm lên bụng kết hợp với massage trong 5-10 phút để giải phóng khí hơi tích tụ, giúp bụng dễ tiêu hóa hơn.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về chứng khó tiêu, và vấn đề làm sao để hết khó tiêu, từ đó giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe hơn, không còn cảm giác khó chịu khi bị khó tiêu nữa nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Thuốc kháng axit có an toàn cho mẹ bầu không?
Thuốc kháng axit an toàn với trẻ không? Mẹ có con bị trào ngược dạ dày cần biết