Em thấy nhiều người rất hạn chế ăn đồ ngọt một phần vì sợ béo, nhưng phần lớn là lo bị bệnh tiểu đường. Thế nhưng không phải cứ tránh xa được đồ ngọt là đã yên tâm được đâu các mẹ ạ.
Như trường hợp người phụ nữ em vừa đọc trên báo đây này. Người phụ nữ này là cô Bai (43 tuổi, ở Trung Quốc), vốn là người rất thích buôn chuyện với mọi người. Một hôm khi đang tán gẫu với mấy người bạn, cô Bai cho biết gần đây tinh thần của cô càng ngày càng sa sút, luôn chóng mặt, dễ mệt mỏi, người gầy yếu, có tháng cô sút cân. Cô rất lo lắng với cân nặng hơn 20 cân và được mọi người khuyên cô nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên cô Bai lại cho rằng mình còn rất trẻ nên không cần lo lắng.
Khi về nhà, thấy chồng lại chơi mạt chược thua khá nhiều tiền, cô Bai tỏ ra rất tức giận quát mắng và lật tung bàn mạt chược. Trong lúc cãi vã, cô Bài bị ngất xỉu do xúc động quá mức, sau đó được đưa vào bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nặng.
Người chồng đầy nghi ngờ và nói với bác sĩ rằng vợ anh không ăn đồ ngọt, làm sao có thể mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy vì sao người phụ nữ không ăn đồ ngọt vẫn mắc bệnh tiểu đường?
Lâu nay mọi người thường nghĩ mắc bệnh tiểu đường là do ăn đồ ngọt, nên để tránh được nó tốt nhất là nên hạn chế. Tuy nhiên thực tế căn bệnh nguy hiểm này không phải chỉ do ăn đồ ngọt.
Đây chinh là lời giải thích của bác sĩ với người chồng của cô Bai, khi anh tỏ ra nghi ngờ về kết quả vợ anh bị tiểu đường. Sau đó, bác sĩ tìm hiểu thói quen sinh hoạt của cô Bai và nói rằng một thứ sau bữa ăn tương đương với việc “đầu độc” đường huyết.
Chả là chồng cô Bai hơn cô 5 tuổi, lúc nhàn rỗi chỉ thích chơi mạt chược, lúc nào cũng thua bạc khiến kinh tế gia đình khó khăn. Thậm chí khoản tiền tiết kiệm của cô Bai cũng mất hết nên 2 vợ chồng cô thường xuyên xảy ra cãi vã sau mỗi bữa ăn. Cô Bai vô cùng tức giận vì điều này.
Bác sĩ cho biết, thường xuyên tức giận không chỉ làm tổn thương gan mà còn dễ gây hưng phấn thần kinh giao cảm khiến adrenaline tiết ra nhanh chóng, làm như vậy tác dụng đảo tụy sẽ kém hơn, tiết insulin sẽ bị kháng thuốc. Nửa năm sau, cô Bai qua đời vì biến chứng tiểu đường.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy nên muốn tránh xa bị bệnh tiểu đường, bạn nên học cách kiểm soát lượng đường trong máu từ chế độ ăn uống đến thói quen sinh hoạt hàng ngày từ các nguy cơ cao như sau:
+ Stress và thừa cân: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên ở những người thường xuyên bị stress và thừa cân. Điều này là bởi chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, stress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo. Và khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Mootjkhi Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh đái tháo đường.
+ Bỏ bữa sáng: Việc nhịn đói từ sáng đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Điều này có thể khiến bạn nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
+ Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh: Đây là những đồ ăn tiện lợi nhưng chúng có thể nhanh chóng bị phân hủy thành những loại đường đơn giản không tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn khiến cho đường huyết tăng cao.
+ Ăn ít rau: Ăn nhiểu rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp làm chậm sự hấp thụ đường vào máu và giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy.
+ Thức uống giàu calorie: Nước ép trái cây có đường, trà có đường và nước ngọt... thường chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.
+ Uống rượu và hút thuốc lá: Tiêu thụ nhiều rượu sẽ dẫn tới sự biến động mạnh mẽ lượng đường trong máu. Hàm lượng carbohydrate trong bia rượu có chứa calo làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và dễ mắc hội chứng chuyển hóa.
Còn về thói quen hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới cơ và tăng mức độ căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ kháng insulin. Không chỉ vậy, nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng nồng độ hemoglobin A1C trong máu - đây là 1 chỉ số xét nghiệm máu giúp nhận biết mức đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng. Nếu chỉ số quá cao, có nghĩa là lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.
+ Ăn khuya: Thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2.
Nguồn: Tổng hợp (theo Sohu)