Đi vệ sinh là một trong 3 cái gấp của con người nên làm sao mà nhịn được. Chỉ có điều, tư thế khi chúng ta đi vệ sinh cũng ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện khối u ở ruột. Bởi vậy, khi đi vệ sinh mọi người nên lựa chọn tư thế thích hợp.
Điều này mình đã đọc được trên báo rồi đó mọi người. Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nhé.
Tế bào ác tính ở ruột. Ảnh minh họa, nguồn: Dantri
Đi vệ sinh ngồi trên bệ hay ngồi xổm thì có lợi cho sức khỏe hơn?
Theo BS. Deborah Lee (Phòng khám trực tuyến Dr Fox Online Pharmacy - Anh) cho hay: Rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng, táo bón mạn tính là một yếu tố nguy cơ chính gây ra khối u ở ruột. Trong khi đó, tư thế đi đại tiện ngồi trên bệ dễ dẫn đến táo bón hơn hẳn.
BS. Lee nói thêm: 63% trường hợp bị ung thư (UT) ruột tập trung ở các nước phương Tây. Một giả thuyết khả dĩ cho rằng người phương Tây đi đại tiện ngồi trên bệ. Trong khi tại các nước đang phát triển thì chủ yếu là ngồi xổm. Do đó, ông nhận định: Ngồi trên bệ dễ gây táo bón hơn ngồi xổm. Bởi, ngồi xổm là tư thế đại tiện tự nhiên nên phù hợp với mọi người hơn.
Theo vị bác sĩ này, có nhiều bằng chứng cho thấy ngồi xổm giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Quá trình đi tiêu phức tạp hơn mọi người vẫn tưởng rất nhiều. Đầu tiên, trực tràng co lại khi chứa đầy chất thải khiến cơ trơn của ống h ậ u m ô n bị giãn ra.
Trong quá trình thải phân, cơ hậu môn trực tràng sẽ giãn ra và góc hậu môn trực tràng sẽ rộng ra. Tư thế ngồi xổm sẽ mở góc h ậ u m ô n trực tràng rộng hơn, ống này thẳng hơn so với ngồi trên bệ. Do đó, nó cho phép chất thải ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vấn đề với việc ngồi trên bệ là nó khiến ruột dưới bị gấp khúc. Từ đó khiến bạn phải rặn nhiều hơn để đẩy chất thải ra ngoài. Mà nếu bạn phải dùng quá nhiều sức để rặn thì có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Trong khi đó, ngồi xổm giúp thư giãn hậu môn trực tràng nhiều hơn và kéo thẳng ruột kết ra ngoài, giúp chất thải ra ngoài. Vì thế, bạn có thể dễ dàng đi đại tiện hơn mà không bị căng thẳng.
Chuyên gia giải thích nên ngồi bệ hay ngồi xổm. Ảnh minh họa, nguồn: Sina
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện các đánh giá về sự khác biệt giữa ngồi xổm và ngồi bệt. 28 tình nguyện viên khỏe mạnh được yêu cầu ghi lại chuyển động ruột. Họ ngồi nhiều ở tư thế và nhiều độ cao khác nhau rồi đo lại thời gian. Kết quả cho thấy: Đại tiện khi ngồi xổm dễ dàng hơn tư thế ngồi bệt.
Việc đi tiêu khó khăn trong thời gian dài có thể gây ra các vết nứt hậu môn mãn tính. Bồn cầu ngồi xổm được xem là hữu ích cho những người bị táo bón. Song, các yếu tố khác như chế độ ăn uống, lượng nước tiêu thụ, tập thể dục, thuốc men… mới đóng vai trò quan trọng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc ngồi xổm khi đi vệ sinh không thoát khỏi những rủi ro. Nó đã được chứng minh gây ra một sự gia tăng nhỏ trong huyết áp ở cả người khỏe lẫn tăng huyết áp. Vì thế, nếu đang dùng bồn cầu ngồi bệt và muốn có được một số lợi ích của việc ngồi xổm, có thể dùng ghế nhà vệ sinh và chân ghế đặc biệt cho phép uốn cong hông, nâng cao chân.
Một nghiên cứu của Israel đã ghi nhận thời gian trung bình để đi tiêu ngồi xổm là 51 giây so với bệ thấp là 14 giây và ngồi bệ cao trong 130 giây. Những người tham gia nhận thấy: Đại tiện khi ngồi xổm dễ dàng hơn hẳn so với khi ngồi trên bệ.
Nghiên cứu của Nhật Bản cũng nhận thấy: Khi đi bằng tư thế ngồi xổm thì góc h ậ u m ô n trực tràng mở rộng hơn nên bạn ít phải rặn hơn.
Còn nghiên cứu năm 2019 thì đưa ra kết quả: Các quốc gia dùng nhà vệ sinh ngồi xổm, có ít trường hợp mắc một số bệnh liên quan tới xương chậu hơn. Việc này có thể cho thấy nhà vệ sinh kiểu Tây hoặc bệ ngồi đóng vai trò trong việc khởi phát các bệnh như: trĩ, sa vùng chậu, sa tử cung, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm ruột thừa, UT ruột kết, loét đại tràng.
Thông tin này mình đọc được trên báo chính thống và thấy rất hữu ích luôn á mọi người. Thế chính ra giờ cứ dùng mấy cái bồn cầu ngồi xổm lại mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn ấy nhở.
Nguồn: Thanh Niên, VNE