Vì con “cô vít” mà hai vợ chồng em được ở nhà làm việc. Vợ chồng nói chuyện với nhau em bảo: Ước gì mình có kháng thể kháng cô vít sẵn trong người rồi nhỉ, đen mà mắc chẳng cần chữa.
Một nhân viên siêu thị ở TPHCM mắc nCoV: Trước đó 2 lần âm tính nên về quê, 'ai ở đâu ở yên chỗ đó'
Chồng em cho gáo nước lạnh: Sáng rồi đừng mơ nữa, bệnh tật đâu phải đùa, ngồi không mà khỏi bệnh, số đấy ít lắm. Tốt nhất là nên thật cẩn thận, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chiến đấu nếu không may có dính thì mới ổn được.
Chồng em bảo đọc báo thấy nhiều người nhiễm nCov mà họ tự chữa khỏi được ở nhà không cần tới viện, thấy ngưỡng mộ vô cùng. Anh bảo em nên vào đọc và tìm hiểu xem họ đã làm thế nào để chiến thắng djch bệnh để còn học theo.
Em đọc báo thì thấy có trường hợp 1 chị tên Lê An sống ở bên Mỹ chia sẻ về quá trình 6 ngày tự chữa khỏi nCov tại nhà trên báo mà ngưỡng mộ lắm các mẹ ạ.
Câu chuyện của chị này đã diễn ra vào cuối 2020, Lúc này ở Mỹ đang là mùa đông, mùa mà nCov được dự đoán là sẽ lây lan mạnh mẽ vì thời tiết lạnh. Cả nhà ba người trong gia đình chị ấy bao gồm: Chị Lê An (sn 1986), em trai của chị ấy (sn 1988) và ông anh lớn hơn chị 10 tuổi nhiễm nCov, và đều tự điều trị tại nhà.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chị chia sẻ là khi gọi tới bệnh viện thì nhân viên y tế bảo: "Nếu bạn không có dấu hiệu khó thở thì xin hãy tự cách ly và điều trị tại nhà. Tôi không muốn bạn thấy cảnh bệnh viện không có chỗ nằm, mọi ca bệnh đang rất trầm trọng, bạn sẽ bệnh nặng hơn".
Chỗ này phải giải thích thêm cho các mẹ là bên Mỹ họ cũng có cơ chế cho người mắc nCoV nhẹ tự theo dõi và điều trị tại nhà. Tất nhiên là vẫn được hướng dẫn, theo dõi sát, khi có dấu hiệu nặng sẽ ngay lập tức chuyển đến viện điều trị. Về việc này ở Việt Nam cũng đang chuẩn bị áp dụng cho F0 nhẹ cách ly tại nhà đó mọi người.
Trở lại câu chuyện, chị Lê An chia sẻ: Tiền đâu mà tôi nhập viện (cần có tối thiểu 10-20 nghìn USD), trong khi hai người anh em kia có bảo hiểm, tôi thì lại không. Như vậy buộc lòng giữa sự tha phương, sự sống và cái ch.ết thì phải thật bình tĩnh.
Lúc ấy cơ thể của chị Lê An có các triệu chứng như: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau nhức (cơ thể như bị xát muối, và lấy cây chọt vào tận xương), tiêu chảy, đau đầu, mất vị giác, khứu giác. Nghe có vẻ khá nặng các mom nhỉ, là em không biết em có giữ nổi bình tĩnh không nữa chứ đừng nói tới vượt qua được, lại còn vượt qua trong chỉ 6 ngày.
Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì may chị không gặp. Nhưng chị cũng khuyên nên nên đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng như sau: Khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động.
Chị đã làm gì trong 6 ngày cách ly ở nhà:
1. Đầu tiên là vệ sinh nhà bằng Clorox, Lysol các vị trí hay tiếp xúc như tay cầm cửa, toilet, bàn làm việc, đi tới đâu là phải khử khuẩn tới đó.
2. Bổ sung Vitamin C (có trong ổi với cam), viên sủi 1000 mg, hoặc loại C 1000mg; Lưu ý: Không uống buổi chiều tối.
3. Cắt cơn sốt, giảm đau nhức, trị cảm bằng Tylenol (cách nhau 8 tiếng, mỗi lần 2 viên, ngày 2-3 lần tuỳ cơ địa) hoặc loại Tylenol nước ngày và đêm.
4. Hoặc thuốc hạ sốt Efferalgan, viên sủi 500mg (dùng để cắt nhanh cơn sốt khi cơ thể có dấu hiệu sốt).
5. Nấu nước xông hàng ngày theo bài thuốc dân gian hoặc thuốc xông khô ngoài tiệm đông y. Ngày 2-3 lần, tới khi cơ thể ngửi được mùi lá xông thì đó là dấu hiệu đáng mừng nha các mẹ.
6. Súc miệng bằng nước muối, nhất là ngậm giữ ngay cổ rồi khạc ra, sau đó tráng lại bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
7. Phải ăn thật nhiều, không bỏ bữa, để cơ thể có sức chống chọi với bệnh. Lúc này vị giác khứu giác mất hết, ăn lúc này chỉ để sống, chứ không phải sống để ăn nữa.
8. Phải giữ thật ấm cơ thể.
9. Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước, phải uống nước thật nhiều, có thể uống các nước bổ sung năng lượng ion.
10. Đi bộ để hít thở không khí, hạn chế đi ngoài khu dân cư nhằm tránh lây lan cộng đồng.
Chị Lê An cho biết theo kinh nghiệm của chị thì khi nhiễm nCov việc điều trị quan trọng nhất chính là không để sốt, ho kéo dài, phải thật bình tĩnh: “Nhờ đó mà tôi chỉ mất 6 ngày để tự điều trị khỏi nCov”.
Chị còn chia sẻ thêm là tất cả bạn bè chị biết đã từng bị nhiễm nCov (có hai bác trên 70 tuổi) nhờ cắt cơn sốt kịp thời nên hầu như đều vượt qua “Cô vi” dễ dàng. Các trường hợp bị biến chứng và tăng nặng đều có quá trình sốt nóng kéo dài, hoặc cá nhân đó có bị bệnh lý nền.
Trong mọi trường hợp nếu thấy khó thở, sốt nóng kéo dài và cơ thể suy kém miễn dịch nặng thì bắt buộc phải đến bệnh viện.
Mọi người chú ý đây là bài biết chia sẻ thực tế về riêng bản thân chị ấy khi cơ thể nhiễm bệnh. Các mẹ đọc tham khảo nhưng bất cứ trường hợp nào cũng nên trao đổi với bác sĩ nhé. Chúc mọi người khỏe mạnh và sớm vượt qua đại dịch đáng ghét này.
Nguồn tổng hợp