Các chị ơi tự nhiên tuần trước tự nhiên em thấy sau tai bị nổi hạch, mà em nghe nói ai bị ung thư cơ thể thường xuất hiện hạch nên lo lắng lắm. Nên hôm sau em vã vào viện khám các kiểu, nhưng may quá bác sĩ bảo chỉ là hạch lành tính do viêm nhiễm  thông thường mà mừng quá.

Tuy nhiên cơ thể chúng mình vẫn có thể nổi hạch bất kỳ lúc nào đấy, các mẹ hãy để ý những vị trí nổi hạch dưới đây mà em vừa tìm hiểu được trên mạng, để đến viện kiểm tra sớm nha!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Nổi hạch ở bẹn

Nếu một ngày đột nhiên bạn phát hiện thấy vùng bẹn nổi hạch to kèm theo cảm giác đau thì hãy cảnh giác. Bởi, nó có thể lá dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng bộ phận sinh sản, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc có thể do giang mai.

Ngoài ra, hạch ở bẹn cũng có thể do bị nhiễm khuẩn vì các vết trầy xước áp xe, nhiễm trùng… Không chỉ vậy, nếu mắc bệnh bạch cầu cấp thì bệnh nhân cũng có biểu hiện hạch bẹn sưng to kèm triệu chứng sốt cao, xuất huyết, lá lách to.

Nổi hạch sau tai, cổ

Hiện tượng nổi hạch sau tai có thể do nhiễm trùng cơ thể, lao hay ung thư đầu cổ, ung thư tuyến giáp. Thế nhưng không ít người lại nhầm lẫn do mụn trứng cá hoặc lipoma gây ra.

Cần cẩn trọng vì đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều căn bệnh nguy hiểm như:

+ Bệnh ung thư vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

+ Mắc bệnh ở hạch bạch huyết.

+ Mắc bệnh u nang bã nhờn do quá trình sản xuất dầu bị ứ đọng hoặc tuyến bã nhờn bị tổn thương.

+ Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng do viêm họng, thủy đậu, sởi hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

+ Mắc bệnh viêm vú do nhiễm trùng sau tai không được điều trị.

Nổi hạch vùng gáy

Hiện tượng sưng hạch vùng gáy là do bệnh nhiễm khuẩn. Điều này là bởi hạch bạch huyết vùng gáy nhận được dịch bạch huyết từ cổ và đầu. Khi có một nhiễm khuẩn ở đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân gây hạch vùng gáy với các triệu chứng như sưng hạch và sốt, có thể do nhiễm khuẩn như:

+ Nhiễm khuẩn vùng răng lợi

+ Nhiễm khuẩn vùng cổ họng

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

+ Nhiễm virus

+ Bệnh tự miễn dịch và các loại bệnh khác dẫn đến sự suy giảm miễn dịch

+ Ung thư.

Nổi hạch ở cánh tay

Nếu bỗng dưng bạn nhận thấy trên vùng cánh tay của mình bị nổi hạch mà mãi không khỏi, khi ấn vào thấy đau thì có khả năng bạn đã bị sưng hạch bạch huyết. Tốt nhất bạn hãy tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức, tránh trường hợp bị thoát dịch từ hạch bạch huyết.

Nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách có thể là lành tính hoặc ác tính. Nếu là hạch lành tính có tác dụng sản sinh đề kháng để chống lại các nguyên nhân gây bệnh, vì vậy chúng có thể mất đi tự nhiên mà không cần điều trị hay tác động vào.

Tuy nhiên, nếu là cảnh báo bệnh lý sẽ kèm triệu chứng sưng, đau ở vùng ngực, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí bị sốt. Kích thước của hạch lớn bé tùy tác nhân ảnh hưởng.

Một số bệnh được cảnh báo từ triệu chứng nổi hạch ở nách như:

+ Ung thư vú

+ U hạch bạch huyết

+ U hạch lympho

+ Mắc bệnh liên quan tới bạch cầu.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Cách phân biệt hạch lành tính và ác tính

Theo chia sẻ của chuyên gia người bệnh có thể dựa trên một số tính chất hạch để phân biệt hạch lành tính và ác tính để có phương án điều trị kịp thời:

- Dựa vào kích thước

Với hạch lành tính: Kích thước của hạch lành tính thường nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến dưới 1cm và ít có xu hướng to lên theo thời gian.

Với hạch ác tính: Kích thước thường sẽ lớn, tăng nhanh dần theo thời gian, hạch mọc thêm xuất hiện tại nhiều vị trí.

- Dựa vào khả năng di động

Với hạch lành tính: Khi sờ vào hạch lành tính có thể di động tốt, không dính vào các tổ chức xung quanh.

Với hạch ác tính: Hạch ác tính sờ vào kém di động và khó lay chuyển.

- Dựa vào thời gian nổi hạch

Hạch lành tính: Thường biến mất sau khoảng vài ngày, nhiều nhất là 3-4 tuần.

Hạch ác tính: Hạch nổi kéo dài, không thuyên giảm trên 1 tháng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mãn tính hay tiền ung thư.

Nguồn: Tổng hợp