Ung thư vốn đã là căn bệnh khiến nhiều người khiếp sợ, họ sợ phần vì nhiều loại dường như không có cơ hội chữa trị, có loại thì giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, tới lúc người bệnh phát hiện ra thì đã là giai đoạn gần cuối, hoặc giai đoạn cuối rồi.
Như trường hợp của diễn viên Đức Thịnh , người đóng vai Sơn Sọ trong phim "Đội đặc nhiệm nhà C21" từng một thời rất nổi tiếng đấy ạ. Anh ấy chỉ phát hiện ra mình bị ung thư hạch khi khối u đã sưng to ở cổ rồi. Anh vào viện khám thì ung thư đã đang ở giai đoạn 2.
Anh ấy cẩn thận nên cũng xét nghiệm ở vài nơi trước đó, tuy nhiên kết quả nhận là như nhau. Ngày 25/3 anh chính thức xác nhận mình bị ung thư hạch. Đến nay nam diễn viên đang sống ở Hà Nội và phải trải qua 4 lần truyền hóa chất.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Vậy ung thư hạch nguy hiểm đến mức nào?
Đây là nhóm ung thư tại hạch bạch huyết trong cơ thể. Bệnh rất khó điều trị vì dấu hiệu ban đầu không rõ ràng nên người bệnh thường không biết để điều trị sớm. Nếu phát hiện sớm tỉ lệ bình phục và sống thêm nhiều năm sẽ cao hơn.
Nếu là ung thư thứ phát từ một ổ ung thư khác thì thường là giai đoạn II trở đi. Hiệu quả điều trị và tiên lượng chủ yếu là đánh giá dựa trên giai đoạn và trạng thái của vị trí nguyên phát.
Đối với lymphoma, nguồn gốc xuất phát của tế bào ung thư rất quan trọng: Một số thể tốt, bệnh nhân có thể sống đến 5 – 10 năm mà không có triệu chứng như u lympho tế bào nhỏ (Small lymphocytic lymphoma). Những bệnh nhân này bác sĩ cũng sẽ không điều trị nếu không có triệu chứng và bệnh không có dấu hiệu tiến triển.
- Lymphoma diễn tiến chậm: Thời gian sống có thể đến 10 năm. Điều trị những thể này nhẹ nhàng hơn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị tương đối đơn giản, tuy nhiên bệnh giai đoạn muộn thì có xu hướng khác với triệu trị chuẩn mực.
- Thể xâm lấn: Một số thể của ung thư hạch nguyên phát diễn tiến rầm rộ và gây triệu chứng nặng nề. Nếu không điều trị người bệnh có thể tử vòng vì biến chứng. Bệnh có thể đáp ứng tốt với hoá trị liệu ban đầu, nhưng tỉ lệ tái phát sớm cao và dễ kháng sau đó.
Triệu chứng của ung thư hạch
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Loại ung thư này có một số triệu chứng sớm mà chúng ta cần lưu ý như mệt mỏi, sụt cân (hơn 10% trọng lượng) trong vòng 6 tháng, đổ mồ hôi đêm…
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ có thêm các biểu hiện sau:
- Nổi hạch: Hạch cứng xuất hiện ở cổ, nách, bẹn… có kích thước phát triển nhanh, không đau, không chảy máu.
- Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não, zona, herpes, u não…
- Thiếu máu: Khoảng 10-20% bệnh nhân bị thiếu máu hoặc tỷ lệ đông máu chậm khi đi khám. Người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi, làm việc thiếu hiệu quả.
Nguyên nhân của ung thư hạch
Nguyên nhân đầu tiên có thể do di truyền, ô nhiễm môi trường, chức năng miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không khoa học (nhiều thịt ít rau, nhiều đồ muối chua, đồ chiên rán).
Chuẩn đoán và điều trị khó khăn
Như diễn viên Đức Thịnh, nhiều bệnh nhân tốn thời gian để phát hiện bệnh dù đã xuất hiện hạch ở cổ. Các bác sĩ có thể cũng phải tiến hành nhiều biện pháp kết hợp để đưa ra chẩn đoán chính xác như sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ…
Tùy vào từng loại ung thư hạch và giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình chữa khác nhau như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay ghép tế bào gốc.
Tỷ lệ sống sau 5 năm nếu phát hiện sớm có thể lên tới 90%, nếu phát hiện muộn, tỷ lệ sống chỉ còn 60-70%. Vì vậy các mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Nguồn tổng hợp