Bất cứ dấu hiệu nào của cơ thể cũng đều có lý do cả đó các mẹ, chứ chẳng có gì gọi là tự nhiên cả đâu nha. Ngay cả một triệu chứng thường gặp như đau lưng cũng vậy.
Nếu cơn đau thoáng qua thì còn đỡ chứ nó cứ lặp lại trong thời gian dài thì nhất định phải đi khám. Kẻo lại có ngày hối hận cũng đã muộn như trường hợp mình vừa đọc được trên báo.
Thông tin này mình chia sẻ ở bên dưới nha mọi người. Nó rất hữu ích đấy, mọi người nên chú ý để biết mà còn phòng chứ.
Đừng chủ quan khi đau lưng. Ảnh minh họa, nguồn: NLĐ
Người đàn ông không qua khỏi sau cơn đau tim đột ngột: Không được chủ quan khi thấy dấu hiệu đau lưng kéo dài
Ông Chen (53 tuổi, ở Trung Quốc) bị đau lưng trong suốt 10 ngày. Cơn đau xuất hiện 5 – 6 phút/lần và nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng mình chỉ bị lạnh hay cóng vai nên mới bị đau.
Do vậy, ông đi tìm thuốc mỡ bôi vào rồi cũng kệ. Chỉ có điều, sau khi bôi thuốc, ông vẫn lên cơn đau thường xuyên. Đến 1 hôm, ông Chen thấy buồn ngủ, lưng tự nhiên đau dữ dội kèm vã mồ hôi lạnh, tức ngực, ngột ngạt. Sau đó, ông gục xuống đất.
Gia đình ông đã gọi xe cáp cứu để đưa ông đến viện. Song, khi đến nhà ông Chen, bác sĩ nói rằng không đo được huyết áp của bệnh nhân nên đã nhanh chóng cho ông dùng thuốc tăng huyết áp. Đồng thời, tiến hành đo điện tâm đồ. Chẩn đoán ban đầu là ông bị nhồi máu cơ tim cấp.
Trên đường đến viện, tim của ông Chen ngừng đập nên bác sĩ tiến hành hô hấp nhân tạo. Song, cuối cùng không thành công, ông Chen cứ thế mà ‘về với các cụ’.
Thực tế, tình trạng nhồi máu cơ tim này không phải khó gặp. Ngược lại, nó còn có xu hướng trẻ hóa. Theo các chuyên gia thì nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi có thể nguy hiểm hơn ở người già.
Lý do là vì, mảng xơ vữa ở người trẻ tuổi càng không bền và dễ rơi ra. Vì thế, một khi mảng xơ vữa bị vỡ đột ngột và hình thành huyết khối có thể dẫn tới tắc hoàn toàn mạch máu. Từ đó gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim diện rộng.
Hơn nữa, so với người cao tuổi, các tổn thương cơ bản của mạch máu ở người trẻ nhẹ hơn trước khi bệnh khởi phát. Khi bị nhồi máu cơ tim, tim không thể khởi động các cơ chế tự bảo vệ như tuần hoàn bàng hệ giữa các mạch máu. Vì thế, việc can thiệp sớm các yếu tố nguy cơ của người trẻ là rất quan trọng.
Người đàn ông không qua khỏi sau cơn đau tim đột ngột. Ảnh minh họa, nguồn: jihusong
Đau lưng không đơn giản, đôi khi nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật, hãy chú ý
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng cơn đau lưng âm ỉ kéo dài thì có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm như:
+ Thoát vị đĩa đệm mạn tính:
Khi có một tác động mạnh vào vùng cột sống khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị rách và thoát ra ngoài. Từ đó, chèn ép các dây thần kinh xung quanh và gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng lưng. Những cơn đau lưng này ngày càng tăng lên khi người bệnh vận động quá sức hoặc ho, hắt hơi.
+ Thoái hóa cột sống thắt lưng:
Bệnh thường xảy ra tại các vị trí sụn khớp và đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau lưng liên tục. Cơn đau cũng tăng dần lên mỗi khi người bệnh cúi người hay bê nhấc đồ.
+ Đau dây thần kinh tọa:
Cơn đau tỏa ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. TS. Nitin N. Bhatia (Trưởng khoa phẫu thuật cột sống, ĐH Y khoa Irvine, Mỹ) cho hay: Đau thần kinh tọa thường chỉ biểu hiện ở một bên của cơ thể. Nó xảy ra khi cơ thể gặp phải chấn thương như thoát vị đĩa đệm hoặc xương đè lên dây thần kinh. Bệnh thường gây ra những cơn đau buốt từ nhẹ đến nặng và bắt đầu từ lưng dưới đi xuống chân.
+ Viêm xương khớp:
Tình trạng này xảy ra khi sụn ở các khớp bắt đầu bị phá vỡ và có thể gây ra các cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng.
+ Bệnh ở hệ tiết niệu:
Sỏi thận, sỏi niệu quản, ung thư, lao thận, viêm thận, thận ứ nước, thận ứ mủ, viêm tuyến tụy… là những bệnh có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở lưng. Từ đó, gây nên những cơn đau lưng nghiê, trongj.
+ Bệnh về dạ dày:
Khi bị viêm loét dạ dày, u ác tính dạ dày… thì người bệnh không chỉ đau bụng mà còn có thể xuất hiện cơn đau lan xuống vùng thắt lưng. Do đó, những cơn đau mỏi thắt lưng xuất hiện tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Từ những thông tin trên báo chí, có thể thấy rằng đau lưng đôi khi cũng là tín hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, ai cũng nên cập nhật kiến thức cho mình để đề phòng, chứ không lúc bệnh ập đến lại bất ngờ, không kịp trở tay.