Các mẹ ơi, ai mà ăn xong 2 – 3 tiếng rồi bụng vẫn ậm ạch không tiêu thì phải đi bệnh viện ngay đi ạ. Chú em mới phát hiện bị K dạ dày giai đoạn giữa rồi, chả biết thế nào. Từ khoảng hơn nửa năm trước là em đã thấy hay kêu bị khó tiêu, đầy bụng.
Lúc đầu thì mua men tiêu hóa về dùng, rồi ăn thực phẩm nhuận tràng ý, nó cũng đỡ. Cơ mà tình trạng này kéo dài mãi. Có hôm chú lên nhà em ăn cỗ mà chẳng ăn được gì. Thấy chú bảo là bị đầy bụng, ăn từ trưa mà đến giờ vẫn chưa tiêu được, đã dùng men các kiểu như mọi lần mà chả đỡ. Đợt đấy, bố em cũng khuyên chú thử đi khám nhưng chú bảo: ‘Ôi dào, chắc rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày ấy mà, không sao đâu’.
Hôm trước, lúc em đang ở công ty thì thấy bố gọi điện. Bố bảo đưa chú ra viện K làm gì đó, hỏi em có còn tiền không đưa chú mượn ít. Vì lúc đầu chú bị khó tiêu quá nên bố đưa chú lên viện tỉnh khám thôi. Ai mà ngờ được họ nghi ngờ chú có khối u ác tính nên chuyển luôn ra tuyến trên mà chú không chuẩn bị đủ tiền.
Nghe xong em cũng vội sắp xếp rồi chạy đến, làm thủ tục các thứ xong thì họ hẹn mấy ngày nữa đến lấy kết quả sinh thiết. Hôm qua, lúc đang làm thì thấy bố gọi điện thông báo chú bị K giai đoạn giữa rồi, đang nằm điều trị ở viện K luôn. Đấy, cứ chủ quan thì chỉ có hại bản thân thôi các mẹ.
Em thấy bảo là, nếu lúc đầu khi mới có dấu hiệu đi khám thì bệnh mới chớm, chữa dễ hơn. Chứ đến giai đoạn này rồi thì khó nói lắm. Vợ chú khóc suốt từ hôm tới giờ.
Em đọc trên tờ Vietnamnet cũng thấy nhắc đến thông tin ‘ăn một ít mà 2 – 3 tiếng sau vẫn khó tiêu thì coi chừng bệnh K’. Cụ thể thông tin, em chia sẻ ở bên dưới cho mọi người cùng biết. Đừng ai để nó quá lên như chú em, khổ lắm ý.
Mọi người nên đi nội soi dạ dày. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
2 – 3 tiếng sau khi ăn mà vẫn khó tiêu coi chừng K ‘ghé thăm’
Theo PGS.TS Phạm Hoàng Hà (Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Việt Đức), K dạ dày là bệnh lý nguy hiểm và rất dễ di căn. Ở Việt Nam, đây là bệnh hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tỷ lệ nam giới bị bệnh là 12/100.000 dân trong khi ở nữ giới là 9.
Hiện nay, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu trước đây, các bác sĩ hay gặp bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên thì nay có người mới 30 đã phải phẫu thuật khối u dạ dày. Nhiều người trẻ phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi, ở giai đoạn sớm, triệu chứng của bệnh khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường khác.
Đó cũng là lý do vì sao mà phần lớn bệnh nhân bị K dạ dày thường phát hiện ở giai đoạn muộn. K dạ dày dù nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. PGS. Hà cho biết: Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi lên tới 72 – 92% với những khối u nhỏ.
Nói về dấu hiệu ảnh báo K dạ dày sớm, PGS. Hà cho biết: Triệu chứng lúc này khá mơ hồ, không rõ ràng, ăn vào một chút đã đầy bụng, chậm tiêu. Đây là đặc trưng của bệnh. ‘Bình thường, ăn một chút thì chỉ khoảng 15 phút là tiêu hóa được. Nhưng bệnh nhân K dạ dày thì có khi 2 – 3 tiếng vẫn chưa tiêu hóa hết, rất khó chịu’, PGS. Hà thông tin.
Ngoài ra, khi khối u dạ dày xuất hiện, người bệnh còn có biểu hiện:
+ Đầy tức bụng: Ban đầu, triệu chứng rất giống với bệnh viêm loét dạ dày. Do đó, rất nhiều bệnh nhân đã chủ quan, không đi khám. Tới lúc đi viện thì đã muộn rồi.
+ Chán ăn: Người bệnh không còn cảm giác thèm ăn, nhìn gì cũng chán kể cả những món mà bản thân từng rất thích.
+ Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Cân nặng liên tục giảm chỉ trong thời gian ngắn kèm cảm giác luôn thấy no, buồn nôn, mệt mỏi dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
+ Ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài phân có màu bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo.
Đừng chủ quan với dấu hiệu khó tiêu sau 2 - 3 tiếng ăn. Ảnh minh họa, nguồn: news
Để phát hiện bệnh sớm, ngoài việc đi khám khi có dấu hiệu thì mọi người cũng nên chủ động tầm soát sớm. Việc này nhằm giúp bác sĩ thấy được yếu tố nguy cơ. Từ đó, có những biện pháp điều trị thích hợp. Vậy ai nên đi tầm soát?
+ Người mà trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị K dạ dày. Đặc biệt là những người bị bệnh khi còn chưa đầy 40 tuổi.
+ Những người cao tuổi
+ Người mà bị tổn thương dạ dày như nhiễm khuẩn HP, teo niêm mạc dạ dày.
+ Người từng bị cắt bán phần dạ dày sau 15 năm.
+ Những người từng phát hiện thấy có khối u dạ dày sớm và đã được điều trị khỏi bằng phương pháp cắt hớt hoặc tách cắt niêm mạc.
+ Người bị đa polyp tuyến có tính chất gia đình.
+ Nếu thuộc nhóm không nguy cơ thì từ tuổi 40 trở lên, mọi người nên đi nội soi dạ dày đại tràng 1 lần/năm.
Bị K dạ dày có mấy giai đoạn
Như bất kỳ bệnh hiểm nghèo nào khác, K dạ dày là bệnh hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Do đó, chìa khóa để phòng bệnh tốt nhất là tầm soát định kỳ.
Với K dạ dày, bệnh trải qua 5 giai đoạn phát triển gồm:
+ Giai đoạn 1: Các tế bào K đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày. Song, lúc này nó chưa lây lan tới các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, hầu như bệnh nhân như người bình thường, chưa có những biểu hiện rõ ràng mà chỉ là những biểu hiện nhẹ nhàng tương tự rối loạn tiêu hóa thông thường.
+ Giai đoạn 2: Đây là lúc mà khối u ác tính bắt đầu di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh sẽ có một vài biểu hiện như đau bụng, mắc ói… Tất nhiên, tần suất và mức độ của nó vẫn ở dạng nhẹ nhàng nên dễ khiến bệnh nhân bỏ qua, không để tâm tới.
+ Giai đoạn 3: Lúc này, các khối u ác tính đã bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết cùng cơ quan khác trong cơ thể. Thời điểm này còn được gọi là bắt đầu có sự di căn. Các triệu chứng của bệnh cũng rõ ràng hơn trong giai đoạn 3. Đây cũng là lúc mà nhiều người phát hiện ra mình mắc bệnh.
+ Giai đoạn 4: Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn cuối. Lúc này, tế bào K đã di căn đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, tỷ lệ người bệnh không qua khỏi là rất cao. Chỉ tiếc, không ít bệnh nhân K dạ dày hiện nay lại phát hiện bệnh khi đã bước tới giai đoạn này.
Một khi đã bước vào giai đoạn 4, cơ hội sống rất thấp. Hơn nữa, bệnh nhân còn thường xuyên phải chịu những cơn đau đáng sợ.
Đừng để giai đoạn cuối rồi mới phát hiện bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: VNN
Khi bị K dạ dày thì điều trị thế nào?
Theo các bác sĩ, việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như thời điểm mà bạn phát hiện bệnh. Song, hiện nay ở Việt Nam có mấy phương pháp điều trị như sau:
+ Phẫu thuật:
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu với các bệnh nhân bị K dạ dày ở giai đoạn sớm. Lúc này, bệnh nhân có thể được làm phẫu thuật để cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại bình thường.
Từ 10 – 14 ngày sau phẫu thuật là bệnh nhân có thể được ra viện. Phẫu thuật cũng có thể thực hiện cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, lúc này phẫu thuật không phải để chữa nữa mà chỉ nhằm lập lại sự lưu thông của hệ tiêu hóa. Nhờ vậy mà kéo dài sự sống cho người bệnh thôi.
+ Hóa trị:
Phương pháp này là sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào K. Ở giai đoạn sớm, việc áp dụng phương pháp hóa trị nhằm hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai. Nó nhằm mục đích nhanh chóng tiêu diệt được hết các tế bào K còn sót lại trong cơ thể. Nhờ vậy mà có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh sau này.
Tuy nhiên, bệnh nhân khi thực hiện phương pháp này thường hay gặp một số tác dụng phụ khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi. Song, nó chỉ là những tác dụng phụ tạm thời và có thể giảm sau khi kết thúc việc hóa trị.
+ Xạ trị:
Xạ trị là cách mà các bác sĩ sử dụng tia phóng xạ nhằm loại bỏ hết các tế bào ác tính trong cơ thể. Việc sử dụng xạ trị cho bệnh nhân K dạ dày thường được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt hết tế bào K còn sót lại. Phương pháp này có thể được áp dụng đồng thời với dùng hóa trị với mục đích giảm kích thước khối u cũng như các triệu chứng bệnh.
Những cách này có thể giúp loại bỏ khối u ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách tốt nhất là bạn nên bảo vệ bản thân khỏi việc mắc bệnh thì sẽ tốt hơn.
Vậy làm thế nào để phòng bệnh K dạ dày?
K dạ dày hay bất cứ bệnh nào khác đều có thể phòng nếu bạn biết cách. Vậy, làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh này?
Ăn nhiều rau giúp phòng bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
+ Đầu tiên, bạn nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý. Tốt nhất, bạn nên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin A, B,E, ăn nhiều rau củ quả. Đồng thời, hạn chế đồ ăn mặn.
Bởi chúng có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp. Khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc làm tăng nguy cơ bị K. Việc ăn quá nhiều thịt mà bỏ qua rau củ quả sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất xơ. Khi chất xơ không đủ thì quá trình tiêu hóa không được thông thuận. Điều này khiến thức ăn tích lại và làm tăng nguy cơ bị K.
+ Ăn càng ít đồ ăn được chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt khun khói hay các loại đồ chiên, nướng càng tốt. Bởi, quá trình chế biến này dễ sản sinh ra các chất độc gây u ác tính.
+ Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, không dùng chất kích thích: Những thứ này gây ra nhiều bệnh, nhiều loại khối u chứ không riêng gì dạ dày.
+ Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm chỉ vận động, tập thể dục thể thao điều độ.
+ Đi kiểm tra, tầm soát, nội soi dạ dày thường xuyên, nhất là khi có những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin mà em đọc được trên báo. Nó rất có ích với mọi người đấy. Chứ giờ tỷ lệ người bị K nhiều lắm, nhất là K liên quan tới hệ tiêu hóa như dạ dày ý. Không để ý mà đi khám sớm, lúc bị bệnh thì có hối cũng chẳng được đâu.