Ở Việt Nam hay bất kì nơi nào trên thế giới thì ung thư (UT) cũng đang đều là bài toán nan giải. Bởi, hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được thuốc chữa. Nó còn được gọi bằng cái tên ‘bệnh nan y’. Vì vậy, mọi người chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng. Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống thì việc tầm soát cũng rất quan trọng.
Tầm soát là biện pháp tốt nhất hiện nay để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ có phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, tăng tiên lượng, cơ hội sống. Đôi khi, nhờ tầm soát mà phát hiện ra các yếu tố tiền K thì bác sĩ sẽ can thiệp sớm để hạn chế tình trạng tiến triển thành K. Điều này rất quan trọng đấy các mẹ.
Để ý thấy nhiều chị em phụ nữ mình chủ quan cực kỳ, nhất là những bạn trẻ ấy. Trong khi đó, phụ nữ từ 25 tuổi trở đi là nên đi tầm soát rồi.
Dưới đây, mình sẽ chia sẻ lại thông tin về độ tuổi tầm soát một số loại K phổ biến ở nữ giới. Đây là các kiến thức mà mình tìm hiểu được trên báo chí chính thống đó các mẹ. Cụ thể, các mẹ xem bên dưới nhé.
Việc phát hiện sớm tế bào K sẽ giúp bác sĩ có phương án điều trị tốt nhất. Ảnh minh họa, nguồn: TN
Độ tuổi 25 – 39 chị em cần tầm soát những loại nào?
Theo các chuyên gia, dựa trên loại bệnh cũng như giới tính, tuổi tác và yếu tố nguy cơ mà người ta tìm ra những loại bệnh chị em từ 25 nên tầm soát càng sớm càng tốt.
+ Khối u vú: Ở giai đoạn này, chị em có thể xuất hiện những dấu hiệu tiền K. Cũng có những người phát hiện bệnh khi mới chỉ 25 tuổi. Do đó, chị em nên tầm soát sớm. Bạn cũng nên tự khám hàng tháng để làm quen với hình dáng cũng như cảm giác bình thường của cơ quan này. Để khi có điều bất thường thì có thể nhận ra sớm mà đi khám.
+ K đại trực tràng: Đây là căn bệnh nan y nằm trong top 5 bệnh K phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Do đó, từ 25 tuổi trở đi, bạn có thể cần xét nghiệm K đại trực tràng nếu có tiền sử gia đình như anh chị em, cha mẹ từng bị hoặc mắc chứng rối loạn di truyền.
+ K cổ tử cung (TC): Căn bệnh này gây ra rất nhiều hệ lụy ở phụ nữ, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy, phụ nữ từ 25 tuổi trở lên cần làm xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap để phát hiện sớm mầm bệnh nếu có.
Phụ nữ từ 40 – 49 tuổi thì cần tầm soát những loại bệnh K nào?
+ K vú: Từ 40 – 44 tuổi chị em có thể bắt đầu lựa chọn chụp X quang tuyến vú hàng năm. Nhưng từ tuổi 45 thì chị em tốt nhất hãy đi chụp mỗi năm một lần. Việc này nhằm sớm phát hiện các khối u để có hướng điều trị thích hợp.
K vú nếu phát hiện sớm thì tiên lượng rất tốt, có thể sống như người bình thường. Đã có trường hợp bị K vú nhưng nhờ phát hiện sớm nên có thể điều trị được.
+ K đại trực tràng: Từ 45 tuổi trở đi, những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu xét nghiệm bệnh này. Các lựa chọn bao gồm xét nghiệm dựa trên phân hàng năm, xét nghiệm AND phân đa mục tiêu 3 năm/lần, nội soi đại tràng 10 năm/lần, chụp cắt lớp vi tính đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma linh hoạt 5 năm/lần.
+ K cổ TC: Từ 40 tuổi, chị em nên tầm soát thường xuyên bằng xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap 5 năm/lần hoặc 3 năm/lần cho tới khi 65 tuổi. HPV chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh K cổ TC.
Phụ nữ nên thường xuyên đi khám, tầm soát UT. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Độ tuổi từ 50 chị em nên làm tầm soát gì?
+ K vú: Ở tuổi 55, phụ nữ có thể chụp X quang tuyến vú 2 năm/lần hoặc tiếp tục tự kiểm tra hàng năm. Tốt nhất là nên duy trì thói quen tự khám hàng tháng.
+ K đại trực tràng: Độ tuổi này là lúc mà sau thời gian tích tụ, các yếu tố nguy cơ có thể bùng phát thành K. Do đó, mọi người nên tầm soát để biết mình có nguy cơ bị bệnh không bằng cách thực hiện xét nghiệm dựa trên phân hoặc kiểm tra hình ảnh 10 năm/lần. Đến 85 tuổi thì bạn có thể ngừng tầm soát.
+ K cổ TC: Xét nghiệm HPV hàng năm hoặc làm xét nghiệm HPV lẫn Pap 5 năm/lần, hoặc cũng có thể làm xét nghiệm Pap riêng 3 năm/lần. Đến tuổi 65, bạn có thể ngừng tầm soát bệnh này. Nhưng với những người có yếu tố nguy cơ như tiền K thì nên tiếp tục tầm soát.
+ K phổi: Ở tuổi này, chị em nên bắt đầu tầm soát khối u ở phổi bằng cách CT liều thấp.
Bệnh K nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị được. Rất nhiều người nhờ phát hiện bệnh sớm mà thời gian sống 5 năm, 10 năm là điều hoàn toàn có thể. Bởi vậy, tốt nhất là mọi người nên để ý đến thời gian và đi tầm soát cho phù hợp.