Khi nhắc đến đột quỵ, mọi người đều nghĩ đó là bệnh người già, hay ít nhất cũng chỉ xảy ra ở tuổi trung niên. Một thanh niên 20 tuổi bị đột quỵ là điều vô cùng khó tin, nhưng thực tế nó đã xảy ra. Điều này cảnh báo cho chúng ta biết về một lối sống thiếu lành mạnh nghiêm trọng, nếu không thay đổi thì dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi cũng chẳng thế cứu được chính mình.
Thông tin về chàng trai 20 tuổi này đã được báo chí đăng tải. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể là mới đây, bệnh viện Đa khoa Thanh Minh ở Đài Loan đã chia sẻ về trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi mắc đột quỵ mà họ vừa tiếp nhận điều trị.
Bệnh nhân là một chàng trai 20 tuổi. Người nhà bệnh nhân cho biết, một tháng trước, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu dữ dội và tê tay trái. Ban đầu, chàng trai này cho rằng bản thân gặp căng thẳng, áp lực công việc quá mức nên không chú trọng tới vấn đề này.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chàng thanh niên đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội, khóe miệng và lưỡi bên trái bị tê, mắt trái nhìn mờ. Bệnh nhân nghĩ mình bị đau đầu thông thường nên đã sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không thuyên giảm nên bệnh nhân đã được gia đình đưa đến viện cấp cứu.
Bác sĩ Liệu Bổn Lập, bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh của bệnh viện cho biết: “Sau khi thăm khám, chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết dưới màng cứng bán cầu não phải, máu chèn ép lên não và gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não. Ngay lập tức, chúng tôi đã hội chẩn và đưa ra quyết định phẫu thuật để xử lý khu vực bị xuất huyết cho bệnh nhân”.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh để theo dõi và điều trị phục hồi chức năng.
Từ trường hợp này, bác sĩ Liệu Bổn Lập cho biết có các nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ xuất huyết não ở người trẻ là: huyết áp cao, u não, bệnh lý dị tật mạch máu bẩm sinh hoặc chấn thương vùng đầu cổ.
Ngoài ra, bác sĩ Liệu Bổn Lập chỉ ra rằng 6 yếu tố liên quan đến lối sống và thói quen sinh hoạt dưới đây cũng có thể khiến mạch máu tổn thương, tăng nguy cơ mắc đột quỵ ở người trẻ. Cụ thể bao gồm:
1. Thường xuyên thức khuya dẫn đến thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
2. Thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ.
3. Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều muối.
4. Thường xuyên ăn thực phẩm giàu calo.
5. Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực.
6. Lười vận động.
Thức khuya, thiếu ngủ là thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ, ảnh: dSD
Bác sĩ Liệu giải thích rằng thói quen thức khuya gây ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học trong cơ thể, khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone căng thẳng adrenaline, kích thích hệ thống thần kinh giao cảm. Tình trạng này có thể khiến nhịp tim tăng lên, các mạch máu bị co thắt liên tục, dẫn đến tăng huyết áp.
Huyết áp tăng cao trong thời gian dài không được điều trị có thể sẽ gia tăng áp lực lên thành mạch, khiến mạch máu dễ bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ vỡ mạch máu não và gây ra đột quỵ xuất huyết não.
Ngoài ra, chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối và lối sống lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn chuyển hóa ví dụ như tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, tăng đường huyết, mỡ máu cao, từ đó khiến mạch máu bị xơ cứng, lão hóa và tăng nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ Liệu khuyến cáo, nếu mọi người đang mắc phải ít nhất 1 trong 6 thói quen kể trên thì cần thay đổi sớm để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa đột quỵ.
Cuối cùng, vị chuyên gia khuyến cáo, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như: liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, nhìn mờ, tê liệt một bên tay hoặc chân, đau đầu dữ dội, ngất xỉu,... mọi người nên tới bệnh viện thăm khám sớm để phát hiện và điều trị đột quỵ kịp thời (nếu có).
Báo động tình trạng đột quỵ gia tăng ở người trẻ ở Việt Nam
Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm đối tượng dưới 50 tuổi. Trong đó, các triệu chứng của đột quỵ bao gồm: Đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, đột ngột có cảm giác tê yếu hoặc liệt ở mặt, đột ngột không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm.
Dù đã mắc đột quỵ nhưng người bệnh nhân nam 40 tuổi này bị tái mắc lần 2. Điều đáng nói, người nhà bệnh nhân lại chủ quan, không đến viện ngay mà ở nhà tự sơ cứu sai cách. "Mình tự tìm hiểu trên mạng về cách sơ cứu người bị tai biến thì người ta bảo châm các đầu ngón tay rồi nặn máu ra.
Như người phụ nữ này, chị vẫn chưa hết bàng hoàng bởi mới chỉ 30 tuổi đã bị đột quỵ, dù trước đó, sức khỏe của chị hoàn toàn bình thường. Người bệnh nhân này cho hay: "Mình hay bị đau đầu và chỉ nghĩ do thức khuya nên thế thôi chứ chưa bao giờ nghĩ mình bị đột quỵ, mình vẫn còn ít tuổi. "