Giữa tình hình nCoV 'lộng hành' khắp thế giới như hiện nay đã đủ căng thẳng. Sáng nay mình đọc báo lại thấy đưa thông tin ghi nhận trường hợp qua đời vì cúm gia cầm đầu tiên ở người. 

Thật sự lúc này không gì quan trọng bằng việc giữ sức khỏe mọi người ạ, có bao nhiêu tiền cũng không mua được sức khỏe đâu.

Ấn Độ ghi nhận trường hợp qua đời đầu tiên vì cúm gia cầm ở người

Đó là một cậu bé 12 tuổi, sống ở bang Haryana. Cậu bé qua đời sau khi nhiễm virus H5N1. Bé trai này qua đời tại bệnh viện Khoa học Y tế toàn Ấn Độ.

hình ảnh

Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại một trang trại sau khi phát hiện dịch H5N1. Ảnh: EPA

Theo đó, cậu bé nhập viện vào hôm 2/7 với triệu chứng viêm phổi, viêm bạch cầu. Truyền thông địa phương đưa tin đây là ca nhiễm virus H5N1 đầu tiên và đồng thời cũng là ca t.ử vong đầu tiên ở người do nhiễm H5N1 tại nước này.

Cơ quan chức năng sau đó đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính với nCoV nhưng dương tính với H5N1. Một đội chuyên gia y tế của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Quốc gia Ấn Độ (NCDC) đã được điều tới khu làng nơi cậu bé sinh sống. Việc này nhằm tầm soát và truy vết các trường hợp nhiễm H5N1 khác.

Trước đó, vào hồi đầu năm nay, Ấn Độ ghi nhận hàng chục nghìn gia cầm chết tại nhiều vùng trên cả nước. Người chăn nuôi thuộc các bang như Maharashtra, Gujarat, Haryana, Chhattisgarh, Kerala, Madhya Pradesh, Uttarakhand, Punjab phải tiêu hủy lượng lớn gia cầm do đợt dịch cúm H5N1 lớn tấn công.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định: Cúm A/H5N1 là loại cúm có khả năng lây nhiễm cao do virus gây ra ở gia cẩm. Thỉnh thoảng vẫn ghi nhận trường hợp người nhiễm nhưng khả năng lây từ người sang người là rất thấp.

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy H5N1 có thể lây qua đường thức ăn. Mặc dù ít xuất hiện trên người nhưng một khi nhiễm thì tỷ lệ qua đời của nó lên tới 60% - một con số khủng khiếp.

Đặc biệt, cho tới nay H5N1 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị các triệu chứng. Do đó, việc phòng ngừa là điều ưu tiên hàng đầu.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lây nhiễm H5N1 thường qua một số con đường như:

+ Tiếp xúc trực tiếp như mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm nhiễm bệnh.

+ Qua đường ăn uống khi ăn thịt và các sản phẩm gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh, trứng... không được nấu kỹ.

Một người khi không may bị nhiễm H5N1 thường có biểu hiện:

+ Sốt cao đột ngột trên 38 độ C.

+ Đau đầu, đau nhức cơ, đau họng.

+ Ho khan, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy.

Bệnh nhân thường có tốc độ diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp, cuối cùng là 'đi' luôn nếu không được cứu chữa kịp thời. 

Ca bệnh qua đời vì cúm gia cầm xảy ra trong bối cảnh Ấn Độ đang ghi nhận số người thiệt mạng vì nCoV cao kinh hoàng.

Cụ thể, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo ngày 21/7 rằng: Số người qua đời vì nCoV ở nước này đang ở mức cao nhất trong vòng hơn 1 tháng sau khi bang giàu nhất nước này có thêm hơn 3.500 ca qua đời. Như vậy, với con số gần 4.000 người qua đời vì nCoV đã ‘phá vỡ kỷ lục’ trước đó của chính nước này. Tới nay, Ấn Độ đã có 418.480 ca qua đời.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một tổ chức tại Mỹ thì số lượng người thiệt mạng vì nCoV của Ấn Độ cao gấp 10 lần so với con số mà Bộ Y tế nước này thống kê. Tức là đã có khoảng 3,4 – 4,7 triệu người qua đời chứ không phải con số mấy trăm nghìn người như Ấn Độ thông báo. Tổ chức này nhận định, đây có lẽ là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ.

Ấn Độ bùng phát dịch từ hồi tháng 4. Tới nay, đã mấy tháng trôi qua nhưng tình hình của quốc gia gần 1,4 tỷ dân này chưa từng hạ nhiệt. Riêng ngày 21/7, Bộ Y tế công bố có thêm 42.015 ca nhiễm mới/ngày nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 31,2 triệu ca.

Nguồn: Tổng hợp