Cảnh báo rau ngót có chất cản trở hấp thụ canxi, trẻ còi xương, người mất ngủ không nên ăn
Mình rất hạn chế mua rau ngoài chợ vì sợ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nên tự trồng rau trong mấy thùng xốp để ở loga. Nhưng do không có thời gian chăm sóc, nên mình chỉ gieo ít rau dền và mấy bụi rau ngót vì 2 loại rau này chỉ việc hái lá ăn dần, ít khi phải trồng lại. Bởi vậy, riêng về món rau, quanh năm nhà mình hầu chỉ trung thành với những thứ rau này mà thôi.
Hôm qua sang nhà mình chơi, thấy vậy cô ruột mình liền bảo, rau ngót dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được đâu, đặc biệt với bà bầu, người cao tuổi, hay mất ngủ thì nên hạn chế.
Nghe cô mình nói vậy, mình chưa tin chắc chắn nên vào mạng tìm hiểu. Qua lý giải của cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) trên 1 tờ báo, thì rau ngót quả thực không phải ai cũng ăn được đâu các mẹ ạ.
Theo lương y Bùi Hồng Minh thì lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với những loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, là loại đạm thực vật quý, hiếm có, còn vitamin C trong rau ngót thậm chí được cho là có hàm lượng cao hơn cả trong cam hay ổi.
Theo Đông y rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, khi được nấu chín sẽ bớt đi tính lạnh. Lá rau ngót có tác dụng lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết…
Do có nhiều công dụng mà nhiều người rất chuộng loại rau này mà sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của mình. Dù vậy, những đối tượng sau cần thận trọng khi ăn rau ngót:
Người bị thiếu canxi, còi xương
Trong rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.
Có thể gây sảy thai
Với phụ nữ mang thai, nhất là những thai phụ có tiền sử sẩy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm… không nên ăn rau ngót, đặc biệt tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống. Vì trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, đây là chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp.
Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Gây khó ngủ, kém ăn
Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở.
Rau ngót tưởng chừng như 1 món ăn lành tính ai cũng có thể dùng được, nhưng theo 1 kết quả nghiên cứu, loại rau này có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở.
Tuy nhiên, một tin đáng mừng là quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm đi những tác dụng tiêu cực này của rau ngót. Vì vậy, người khó ngủ nếu muốn ăn phải ăn loại rau này cần được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn sống, uống nước ép.
Chế biến rau ngót đúng cách
- Rau ngót mua về cần rửa sạch nhiều lần nước, ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút để hạn chế chất độc hại như thuốc bảo quản thực vật.
- Khi chế biến không vò nát lá rau rồi rửa lại bởi như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng. Nếu muốn rau ngót mềm hơn thì trước khi nước sôi, chỉ nên vò sơ và cho vào nấu vừa chín.
- Mua rau ngót nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dầy mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường. Đó có thể là rau ngót dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật.