Cảnh báo phụ nữ bôi son 3 lần/ngày dễ nhiễm độc chì, mắc bệnh Lupus ban đỏ và hỏng hết men răng
Mình là tín đồ của son nên không chỉ bôi vào buổi sáng trước khi ra đường, mà cứ ăn uống xong cái gì đó là mình lại lôi son ra quyệt.
Thấy mình bôi son liên tục, chị đồng nghiệp nhắc nhở mình nên hạn chế vì chị mới đọc được thông tin cảnh báo từ 1 bác sĩ gia liễu trên 1 tờ báo nói rằng, bôi son 3 lần/ngày có thể mắc Lupus ban đỏ đấy các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy dùng son môi không đúng cách hại thế nào?
Son môi được xem là loại mỹ phẩm không thể thiếu trong tủ đồ trang điểm của đa số phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, theo cảnh báo của Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hùng, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, có nhiều kim loại nặng trong son môi, do đó không nên thoa quá nhiều lần. Nếu thoa các loại son này với tần suất 3 lần/ ngày thì lượng hấp thu các kim loại này vào cơ thể sẽ cao hơn ngưỡng cho phép. Sử dụng son môi nhiều hơn 3 lần mỗi ngày có thể gây nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ. Tại Việt Nam cũng đã có báo cáo về trường hợp ngộ độc chì do thoa son môi.
Ngoài ra, bôi son môi quá nhiều, son kém chất lượng còn gây ra những tác hại như sau:
- Môi thâm xì, tái nhợt: Thông thường trong son chứa 1 lượng chì nhất định. Nếu là son chất lượng sẽ được kiểm duyệt lượng chì vừa đủ trong mức cho phép còn hàng fake có thể vượt ngưỡng cho phép gây nguy hại sức khỏe. Tuy nhiên dù là son chất lượng, với lượng chì vừa phairm nhưng cứ thoa đi thoa lại nhiều lần trong ngày, cộng với việc lười tẩy da chết thì môi dễ bị thâm xì, tái nhợt.
- Môi bị nổi mẩn, dị ứng: Không ít người lo sợ son bán ngoài thị trường gây hại nên chuyển sang dùng handmade. Tuy nhiên, nếu mua hàng tại những nơi không có uy tín, không đảm bảo chất lượng thì vẫn nguy cơ chứa chì cũng rất cao. Và khi sử dụng vẫn dẫn đến tình trạng bị dị ứng, xuất hiện các nốt mụn nước, nổi mẩn đỏ...
- Gây hỏng men răng: Trong thành phần của son chứa paraphin, nếu bôi thường xuyên thì chất này gây nứt, mòn men răng. Nhiều người khi tô son sẽ dính vào răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Bác sĩ khuyến cáo cách dùng son môi thế nào để không gây hại
- Một lần một ngày để môi "thở", không dùng son môi.
- Tẩy da chết cho môi 1 lần/tuần.
- Thoa son dưỡng mỗi ngày và trước khi thoa son màu.
- Khi ăn xong, hãy lau sạch môi trước khi thoa son để tránh nhiễm khuẩn cho thỏi son.