Bệnh Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi.


Biểu hiện và biến chứng hay gặp ở bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy động mạch vành mãn tính về sau. Đặc biệt Bệnh Kawasaki có những triệu chứng dễ nhầm với sốt phát ban. Nếu cha mẹ chủ quan sẽ rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Vậy cách nhận biết và điều trị nó như thế nào?


webtretho


Phân biệt bệnh Kawasami với bệnh sốt phát ban


1. Bệnh Kawasami



Trẻ em bị bệnh Kawasaki thường bị sốt (đôi khi cao đến 40°C) kéo dài trong 5 ngày hoặc lâu hơn. Thông thường trẻ phải có ít nhất là 4 triệu chứng trong số những triệu chứng sau đây:



Hồng ban đa dạng ở trên da (nổi mẩn đỏ loang lổ) mà có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể.


Sưng hạch bạch huyết ở cổ.


Bàn tay, bàn chân sưng phù và đỏ, ở giai đoạn sau của bệnh, có hiện tượng lột da ở các ngón tay và ngón chân


Những thay đổi trong môi và miệng: như môi đỏ, nứt nẻ, lưỡi rất đỏ (lưỡi dâu tây) và đỏ trong khoang miệng và thành sau họng.


Đỏ mắt


Một số trẻ em bị bệnh Kawasaki cũng có các triệu chứng như bị tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Bệnh Kawasaki có thể làm cho con của bạn rất dễ bị kích thích và cáu gắt.


2. Còn sốt phát ban chúng ta nhận biết bằng các triệu chứng sau:


Sốt Phát ban: Trong phần lớn các trường hợp, phát ban có thể theo sau những cơn sốt,da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏnhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó.Phát ban ở trẻ emsẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào cho trẻ.


Điều trị bệnh Kawasaki


Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm suy tim; phòng và điều trị biến chứng, đặc biệt biến chứng mạch vành.


+ Điều trị đặc hiệu: Bệnh có tính chất nghiêm trọng vì liên quan đến tổn thương mạch vành, do đó trẻ mắcbệnh Kawasakicần được điều trị sớm với Gamma globulin liều cao tiêm tĩnh mạch. Sử dụng Gamma globulin trong 10 ngày đầu tiên bị bệnh cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng lên mạch vành. Trẻ phải nhập viện để được điều trị bằng thuốc này.


+ Điều trị triệu chứng: Bác sĩ có thể cho trẻ uống aspirin liều cao để hạ sốt. Aspirin cũng giúp giảm triệu chứng phát ban và đau khớp. Aspirin cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông. Sau khi trẻ hết sốt, bác sĩ sẽ giảm liều của thuốc Aspirin trong vài tuần để làm giảm nguy cơ bị biến chứng về tim mạch. Tuy nhiên, nếu trẻ bị cúm hoặc thủy đậu trong thời gian điều trị aspirin, bác sĩ sẽ phải dừng điều trị bằng aspirin cho trẻ trong một thời gian. Khi trẻ vẫn uống aspirin trong thời gian bệnh cúm hoặc thủy đậu, thì có thể trẻ sẽ mắc hội chứng Reye. Do vậy, trong trường này trẻ không được sử dụng aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.


+ Điều trị tổn thương tim mạch: Nếu thông qua các phương tiện cận lâm sàng phát hiện có chứng phình động mạch vành, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác trên tim mạch, cần phải điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật tim mạch. Bệnh nhân cần được theo dõi các vấn đề liên quan đến tim mạch trong nhiều năm sau khi khỏi bệnh Kawasaki.


Vậy bệnh Kawasaki là một tình trạng bệnh lý bất thường liên quan đến sự viêm các mạch máu trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt, phát ban, cùng với các triệu chứng ở hạch, da, niêm mạc,… Việc điều trị sớm với Gammaglobulin có ý nghĩa quan trọng, giúp đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm, nhất là tổn thương mạch vành.


Ds. Bùi Thị Trang - Giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội