Bệnh ung thư mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị, nhưng để phát hiện bệnh cũng không hề dễ dàng các mẹ ạ. Mình thấy nhiều trường hợp đến khi biết mình mắc bệnh đã ở giai đoạn muộn, vì vậy cơ hội để được chữa khỏi là rất ít mới buồn chứ.

Còn với những trường hợp may mắn được chữa khỏi cũng phải rất mất nhiều thời gian và công sức đấy ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Sáng nay khi đang lang thang trên mạng để bồi đắp thêm kiến thức về bệnh ung thư, mình thấy có một vị bác sĩ nhắc nhở rằng, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng để xác định đó có phải là ung thư hay không thì thực sự không đáng tin cậy.

Theo vị bác sĩ này thì ung thư giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng, ví dụ ung thư phổi giai đoạn đầu thì không có ho, ung thư gan giai đoạn đầu thì không đau đớn nhưng một khi ung thư tiếp tục tiến triển và di căn tại chỗ hoặc di căn xa thì lúc này người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt cảm giác khó chịu.

Và đáng buồn là khi có biểu hiện khó chịu rõ ràng, thì lúc này ung thư thường ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn.

Sự xuất hiện của ung thư liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh, vì vậy, những người mắc bệnh ung thư thường có những điểm chung sau:

Thứ nhất: Người mắc bệnh ung thư có xu hướng thức khuya và không đi ngủ đúng giờ

Do công việc bận rộn hoặc vì lý do nào khác mà không ít người thường có thói quen thức đêm và đi ngủ rất muộn.  Tuy nhiên, những người thức đêm lâu dài sẽ có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, cả sức bền và sức lực đều kém hơn trước rất nhiều.

Thực chất đây là những suy giảm khả năng miễn dịch do thức khuya kéo dài. Một khi suy giảm khả năng miễn dịch sẽ tăng nguy cơ ung thư.

Thứ hai: Người bị ung thư có xu hướng hút thuốc vào ban đêm

Nhiều người thường có thói quen hút thuốc vào ban đêm, thậm chí hút ít nhất một bao thuốc vào ban đêm mà không biết đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Điều này bởi hút thuốc dễ dàng hấp thụ một lượng lớn chất gây ung thư, lâu dài có thể gây bệnh ung thư.

Thứ ba: Người bị ung thư thường uống rượu vào ban đêm và nghiện rượu  

Người uống nhiều rượu có nguy cơ cao bị bệnh ung thư. Ngay từ năm 1988, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố rằng rượu là một loại chất gây ung thư. Một bài báo đăng trên tạp chí Nature cho thấy, chất acetaldehyde - một chất chuyển hóa trung gian của rượu, trực tiếp gây ra đột biến DNA.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Thứ tư: Người mắc bệnh ung thư thường không kiểm soát được miệng vào ban đêm

Thói quen ăn uống quá nhiều vào buổi tối, thậm chí gần tới giờ đi ngủ, các loại đồ ăn cay có thể dẫn đến nguy cơ gây u ác tính.

Tóm lại: Muốn tránh xa bệnh ung thư, bạn phải duy trì lối sống lành mạnh vào buổi tối, để khi có tuổi sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nguồn: Tổng hợp (Theo Sohu)