Hiện nay Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Đây cũng là lần đầu tiên vắc xin nCoV được đưa vào sử dụng nên hầu như ai cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng.

Ở cơ quan mình thôi, mấy hôm trước còn có chị tuyên bố không tiêm vì lo sợ tác dụng phụ, còn số người khác lại băn khoăn không biết khi nào đến lượt được tiêm và tiêm ở đâu và muốn tiêm ngay thì thì có địa điểm đăng ký tiêm dịch vụ không?

Chả riêng gì những đồng nghiệp cơ quan mình đâu, thực tế cũng có rất nhiều người cũng có chung những thắc mắc này đấy các mẹ ạ.

Mình đọc báo thấy có 2 chuyên gia là PGS.TS Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia và BS Nguyễn Liên Hương - Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và bà Vũ Thu Hà - Giám đốc cung ứng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trả lời tất cả những thắc mắc thường gặp của mọi người.

Đây là chuyên gia nói nên mọi người chỉ việc làm theo mà không phải băn khoăn gì nữa nha

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

1. Tỉ lệ qua đời khi tiêm vắc xin cao hay không, nếu người có sức khỏe bình thường thì nguy cơ qua đời có hay không? Hiệu quả vắc xin đến mức độ nào?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Tỉ lệ đối với vắc xin nCoV cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác. Được chia làm 2 loại phản ứng

Phản ứng thông thường: Các phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm;

Phản ứng toàn thân: sốt, các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay qua đời.

Trên thực tế, tại một số quốc gia triển khai vắc xin của AstraZeneca cũng có ghi nhận phản ứng phản vệ sau tiêm chủng như tại Anh, Hàn Quốc, Brazil… Tuy nhiên, do vắc xin mới triển khai nên tỉ lệ phản ứng trên 1 triệu liều vắc xin chưa được thống kê đầy đủ.

Vì vậy sau khi tiêm vắc xin, đối tượng tiêm chủng cần phải theo dõi để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các sự cố bất lợi, hạn chế tối đa các tai biến nặng sau tiêm. Đặc biệt là các đối tượng như: người cao tuổi, người có các bệnh lý mạn tính kèm theo thì cần theo dõi sát sao hơn.

Mỗi loại vắc xin phòng nCoV có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh khác nhau. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng nCoV sử dụng tại Việt nam hiện nay của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh nCoV từ 62 - 90%.

2. Tiêm vắc xin xong có được miễn dịch suốt đời không? Hay bao nhiêu lâu phải tiêm lại?

BS Nguyễn Liên Hương: Vắc xin nCoV là một vắc xin mới, những số liệu về thời gian duy trì miễn dịch bảo vệ phòng nCoV đang được theo dõi và đánh giá.

3. Vậy người dân có được chọn loại vắc xin để tiêm không?

Bà Vũ Thu Hà: Trong điều kiện có đủ vắc xin để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân, đồng thời trong điều kiện có nhiều loại vắc xin được nhập về Việt Nam, thì người dân có thể chọn vắc xin khi tiêm dịch vụ.

4. Có loại vắc xin nào dành cho người dưới 18 tuổi không?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Hiện nay vắc xin phòng nCoV sử dụng tại Việt

Trong trường hợp người có bệnh lý nền (ung thư vú), vẫn đang uống thuốc điều trị hàng ngày (novadex 20g), 39 tuổi và có sức khỏe ổn định thì cần chú ý gì khi tiêm vắc xin nCoV không?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Khi đi tiêm vắc xin, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân (tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng, tình hình sức khỏe hiện tại, thuốc đang sử dụng...) cho cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng, để có chỉ định tiêm chủng phù hợp và tư vấn theo dõi sau tiêm cụ thể.

5. Hiệu lực của vaccine AstraZeneca ra sao ạ?

Bà Vũ Thu Hà: Theo thông tin từ nhà sản xuất thì hiệu lực bảo vệ của vắc xin nCoV của AstraZeneca là 82% sau khi tiêm đủ 2 mũi theo phác đồ. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh và làm giảm nhẹ tình trạng bệnh.

6. Tiêm đủ 2 mũi thì được bảo vệ trong bao lâu? Khi nào cần tiêm nhắc lại?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Vắc xin phòng nCoV của AstraZeneca được chỉ định tiêm chủng 2 liều cho mỗi đối tượng. Đây là vắc xin mới, dữ liệu về thời gian duy trì miễn dịch phòng nCoV đang được đánh giá nên chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại ngoài 2 liều nêu trên.

7. Trước khi tiêm vắc xin có nhất thiết phải trong tình trạng sức khỏe tốt không? Ví dụ đang bị cảm cúm, mệt mỏi có nên tiêm không?

Bà Vũ Thu Hà: Tại thời điểm khám sàng lọc trước tiêm chủng, các bác sĩ sẽ quyết định người tiêm vắcxin có đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành tiêm chủng hay không.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

8. Những người không có nhu cầu tiêm vắc xin thì không tiêm có được không? Vì theo tôi biết chỉ cần tiêm 60 - 70% dân số thì đã đạt đươc miễn dịch cộng đồng rồi. Như vậy có đúng không?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Để phòng chống dịch nCoV, Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai tiêm chủng trên các nhóm đối tượng, địa bàn ưu tiên và miễn phí triển khai tiêm chủng vắc xin phòng nCoV.

Ngoài nhóm đối tượng ưu tiên kể trên, Chính phủ cũng đã khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm vắc xin tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả phí tiêm chủng.

Việc tuân thủ các hướng dẫn dẫn của Bộ Y tế, chính quyền địa phương về tiêm chủng vắc xin nCoV và các biện pháp phòng chống dịch (thông điệp 5k) là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng.

9. Những người đang điều trị bệnh khác khi tiêm thêm vắc xin này liệu có ảnh hưởng gì không?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Vắc xin phòng nCoV được khuyến cáo tiêm chủng cho những người có bệnh nền, bệnh mãn tính vì đây là đối tượng có nguy cơ nhiễm và mắc nCoV nặng.

Tuy nhiên cần lưu ý: Đối với những người có bệnh lý nền khi đi tiêm vắc xin cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân (tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng, tình hình sức khỏe hiện tại, thuốc đang sử dụng...) cho cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng có chỉ định tiêm chủng phù hợp và tư vấn theo dõi sau tiêm.

10. Vắc xin này có nguy hiểm gì với các đối tượng, lứa tuổi khác nhau không?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Vắc xin AstraZeneca phòng nCoV được chỉ định tiêm chủng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin cũng được khuyến cáo sử dụng cho các nhóm đối tượng từ 65 tuổi trở lên, nhóm người mắc bệnh nền...

Mọi người cần nhớ: Trước khi tiêm cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình bệnh tình, sức khỏe của bản thân để bác sĩ khám và có chỉ định phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp