Tình hình nCoV chỗ các mẹ thế nào rồi? Còn mình đang ở khu phong tỏa và như ngồi trên đống lửa khi còn chờ kết quả xét nghiệm sáng lọc đây.
Từ lúc được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm đến giờ trong đầu mình cứ xuất hiện hàng vạn câu hỏi và hoang mang lắm các mẹ ạ.
Cũng vì nhà mình quá gần ca F0, nên cũng lo trong trường hợp nếu chiều nay có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, cơ quan y tế sẽ tiếp tục xét nghiệm bằng rRT-PCR. Như vậy tớ còn chưa biết bản thân sẽ phải làm gì trong khoảng thời gian ở nhà chờ kết quả khẳng định nCoV các mẹ ạ.
Hơn nữa, hiện cơ quan y tế cũng đang thí điểm quản lý điều trị F0 tại nhà nếu triệu chứng nhẹ. Vậy trong trường hợp nếu như tớ dương tính thật, mà được ở nhà điều trị cũng chưa biết sẽ phải làm gì đây các mẹ ơi.
Đang hoang mang thì may quá đọc được 1 bài của Bác sĩ tuyến đầu hướng dẫn, toàn thông tin bổ ích mà mình nghĩ lúc này sẽ có rất nhiều người cần lên share lại ở dưới nhé.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho người dân đang cách ly. Ảnh: NLĐ
Vậy bạn nên làm gì khi xét nghiệm dương tính với nCoV nhưng vẫn ở nhà?
Về băn khoăn này của mình, đã tìm được câu trả lời của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) như thế này:
Đầu tiên: F0 cần bình tĩnh, không hoảng loạn. Bởi vì việc hoảng loạn càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng hô hấp, khó thở. Ngoài ra, F0 cũng không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.
Thứ 2: Chủ động phân loại nguy cơ của bản thân. Nếu F0 là đối tượng nguy cơ (thừa cân - béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền), cần nhanh chóng liên lạc ngay với y tế địa phương. Nếu F0 không phải là đối tượng nguy cơ, đa số sẽ tự khỏi trong 10 ngày.
Nếu trong phòng chỉ có 1 mình, F0 không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Còn nếu tình trạng bệnh ổn định, người bệnh vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình. Ngoài ra, F0 cần tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu lo lắng và có bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.
Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, F0 cũng cần uống đủ nước, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ, ngủ đủ giấc, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, ăn sạch uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh và rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh. Nhân viên y tế sẽ liên hệ để làm xét nghiệm lại cho người bệnh và quyết định khi nào F0 khỏi bệnh.
Trong thời gian này, F0 cần theo dõi và xử trí các triệu chứng thông thường như những lần bị cảm cúm, viêm họng trước đó như giảm đau, hạ sốt, giảm ho khi có triệu chứng. Còn nếu không có triệu chứng, người bệnh không nên uống thuốc ngừa.
Trong lúc chờ để được đưa đi điều trị, F0 nên thực thiện các bước sau để không rơi vào tình trạng nguy hiểm:
- Tập hít thở sâu: Hít vào bằng mũi sâu tới mức phình bụng và thở ra từ từ bằng miệng hết tới mức bụng xẹp.
- Nếu thực hiện như vậy có hiệu quả thì tiếp tục hít thở sâu theo cách tương tự. Trường hợp không hiệu quả bạn chuyển sang nằm sấp để thở.
Các triệu chứng nặng bao gồm: khó thở, khó thở kể cả khi người bệnh nằm ngửa, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, nồng độ oxy máu đo ở đầu ngón tay (nếu có) dưới 95%, người bệnh đau hoặc tức ngực thường xuyên; da, móng tay, môi nhợt nhạt hay tím tái; không tỉnh táo.
Nhiều trường hợp nhiễm nCoV thể nhẹ có thể tự khỏi trong 10 ngày, ảnh: Sở Y tế TPHCM/VNN
Vậy với những F0 được xuất viện về nhà có cần lo lắng và cần làm gì?
Bác sĩ Khanh cho biết, TP HCM hiện tại mỗi ngày có hàng ngàn F0 được xuất viện về nhà để theo tiêu chuẩn mới và cũng được theo dõi theo những quy định mới.
Theo bác sĩ Khanh, những điểm mới này đều được áp dụng sau 1 thời gian nghiên cứu, vì vậy các F0 không nên lo lắng và thực hiện những điều sau:.
Đầu tiên: Không ra khỏi nhà cho đến khi ngành y tế cho phép; tiếp tục tự cách ly với người nhà, giữ khoảng cách trên 2 m và hai bên mang đầy đủ khẩu trang, tấm chắn giọt bắn khi tiếp tế.
Thứ 2: Khi F0 được về nhà tức là đã khỏi bệnh, đang bước vào giai đoạn hồi phục. Trong trường hợp nếu vẫn còn dương tính thì cũng ở mức mà khả năng lây lan cho người khác rất thấp, đồng thời cũng không thể trở nặng được nữa vì đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Chuyên gia này cũng khuyên bạn nên hãy tập trung uống đủ nước, ăn đủ chất, tập thể dục điều độ, ngủ đủ giấc. Cần giữ vệ sinh nơi ở (phòng thông thoáng, thường xuyên vệ sinh), ăn sạch, uống sạch, mang khẩu trang và rửa tay khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, hãy chờ thông báo từ nhân viên y tế để được xét nghiệm lại và hoàn toàn có thể làm việc online hay những thứ bình thường khác tại không gian căn phòng của mình. Bởi vì một chút hoạt động vừa sức luôn có lợi cho sự hồi phục.
Trong trường hợp khi ngành y tế không theo dõi các ca tái dương tính nữa, bạn cũng không nên lo lắng. Bởi vì sau một thời gian nghiên cứu, thử nuôi cấy virus từ người tái dương tính trong phòng thí nghiệm, đã cho thấy sự tái dương tính chỉ là sự xuất hiện của x.ác con virus, không lây lan.
Hơn nữa, theo kết quả theo dõi nhiều ca tái dương tính ở nước ta cũng đã khẳng định lần nữa điều này.
Cũng theo bác sĩ Khanh, người an toàn nhất hiện nay đối với dịch nCoV là người mới bệnh xong, kháng thể nhiều, sau đó mới tới người mới tiêm vắc xin. Vì vậy, nếu là F0 đã khỏi bệnh, bạn cũng không nên lo lắng tới chuyện vì sao không ai gọi đi tiêm chủng nữa.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, khả năng miễn dịch của người từng mắc nCoV đến tận 6 tháng sau vẫn còn. Ở một số nước khi đã đủ vắc-xin thường tiêm lại cho người từng mắc nCoV sau 6 tháng, để dự phòng.
Nguồn: Tổng hợp