Bị RẮN CẮN hãy nhớ thao tác đơn giản này để 'tống độc' ra ngoài, tự cứu mình trước bác sĩ
Bởi vậy, trang bị những kiến thức cơ bản về sơ, cấp cứu cho bản thân và bạn bè là việc làm đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn nếu chẳng may gặp phải “hoạn nạn”. Sau khi cắn người, rắn thường chạy mất làm nạn nhân không kịp quan sát để xác định con vật thuộc loại độc hay không, đặc biệt vào ban đêm. Bởi vậy, khi bị rắn cắn, cần hết sức bình tĩnh và thực hiện các thao tác sau:
1. Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn thường hay độc qua vết răng in lại và qua các triệu chứng toàn thân:
- Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng nanh. Nạn nhân hay có các biểu hiện như: sụp mi, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu.
- Các loài rắn thường thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn. Các phản ứng tại chỗ thường nhẹ, phản ứng toàn thân không điển hình.
2. Trấn an nạn nhân ngồi im, tuyệt đối không cử động quá nhiều phần cơ thể có vết thương vì việc này có thể làm chất độc lan tỏa đi nhanh hơn.
3. Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. Sau đó, nới lỏng quần áo của nạn nhân.
4. Tẩy nọc tạm thời bằng cách rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước muối sinh lý (hoặc nước sạch), rồi dùng gạc sạch đậy lên. Khi nạn nhân đã được chuyển đến cơ sở y tế phải rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iod 2%...
5. Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến nơi có sẵn huyết thanh đặc hiệu, vì chất này nên được sử dụng trong 4 giờ đầu sau tai nạn. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
6. Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
Các điểm cần chú ý quan trọng trong quá trình cấp cứu:
- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.
Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
- Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử
- Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Nếu bình tĩnh thực hiện nhanh và đầy đủ những thao tác trên, bạn đã giúp ích rất nhiều, thậm chí mang lại cơ hội sống sót cho bệnh nhân bị rắn cắn.