Mình thỉnh thoảng cũng bị đau răng nhưng chẳng mấy khi đi khám đâu các mẹ ạ. Hơn tuần trước mình bị mọc chiếc răng khôn đau lắm, ăn uống đến khổ sở nhưng mình chỉ ngậm nước muối cho đỡ thôi, lúc nào đau quá uống viên giảm đau chứ rất ngại ra gặp bác sĩ nha khoa.
Ông chồng mình thì thấy vợ nhăn nhó, ngày nào cũng giục đi kiểm tra chứ lão sợ biến chứng hay có vấn đề gì với chiếc răng này. Nhưng mình không đi thì lão cũng đành chịu.
Cách đây 2 hôm lão đi làm về đến nhà thì ngồi lướt mạng, 1 lát sau lão chạy ra gian bếp chỗ mình đang nấu cơm, rồi đưa cho mình xem bài chia sẻ về trường hợp 1 người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng đột tử sau 15 ngày bị đau răng đấy các mẹ ạ. Mình xem xong thì thấy cũng lo, nên sáng qua mình phải bảo lão ấy đưa ra phòng khám nha khoa gần nhà kiểm tra răng khôn ngay đấy. Nay răng đỡ đau hơn mình mới ngồi chia sẻ lại câu chuyện để mọi người cảnh giác nhé.
Người đàn ông xấu số trong câu chuyện mà mình đang nhắc tới mang họ Lý (sống tại Thiểm Tây, làm nghề kinh doanh tự do).
Vốn là người có sức khỏe rất tốt, nên nửa tháng trước khi bỗng dưng thấy xuất hiện triệu chứng đau răng thì ông Lý không mấy để tâm vì nghĩ rằng điều này xảy đến do chiếc răng khôn bị sâu, ông định sẽ đến viện kiểm tra khi rảnh rỗi.
Thế nhưng tới một ngày, ông Lý bỗng ngất xỉu, có dấu hiệu sùi bọt mép nên được mọi người xung quanh đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông đã qua đời ngay trên đường tới bệnh viện. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định ông Lý qua đời vì nhồi máu cơ tim.
Ảnh minh họa/Nguồn: Intetrnet
Vậy vì sao ông Lý qua đời vì nhồi máu cơ tim sau nửa tháng đau răng?
Đau răng là tình trạng phổ biến và hầu hết mọi người đều coi đó là bệnh vặt vãnh, không chú ý tới. Chỉ khi tình trạng đau đớn quá mức chịu đựng mới tới gặp bác sĩ.
Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nó cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tim đấy ạ.
Theo kết quả nghiên cứu từ Khoa Răng miệng, Đại học Uruguay, đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ, trong một số trường hợp đau răng mà không tìm thấy bất cứ nguyên nhân nào liên quan đến nha khoa, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Nếu như tình trạng này xảy ra, việc chẩn đoán không đúng có thể dẫn đến quá trình điều trị nha khoa không cần thiết, gây chậm trễ trong việc điều trị tim.
Vậy khi nào biết được đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim?
Thông thường đau răng chủ yếu liên quan đến vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, đau răng xảy ra cũng có thể liên quan đến động mạch vành là không hề hiếm gặp.
Điều này là bởi các dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều phân bố ở tim. Trong khi đó, các dây thần kinh này có mối liên hệ phức tạp với các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì vậy, nếu cơ tim có vấn đề sẽ tạo phản ứng cho các bộ phận khác nhau. Vây nên khi thấy cơn đau răng trong những trường hợp này, bạn nên cảnh giác
+ Nếu là người có tiền sử cao huyết áp, bệnh mạch vành mà nhận thấy có các dấu hiệu bất thường về răng miệng thì hãy đề phòng nhồi máu cơ tim sắp xảy ra.
+ Nếu bị đau răng nhưng dù điều trị vẫn không thấy tình trạng thuyên giảm thì nên cảnh giác.
Ảnh minh họa/Nguồn: Intetrnet
BÁC SĨ NHA KHOA CẢNH BÁO: Đau răng khôn khi nào thì nguy hiểm?
Chia sẻ về vấn đề răng khôn có nguy hiểm không, TS.BS Nguyễn Thị Châu -Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt (Đại học Y Hà Nội) cho biết, nếu răng khôn vẫn có chức năng ăn nhai và mọc thẳng lên cung hàm bình thường thì không nhổ. Tuy nhiên, nếu răng khôn gây ra biến chứng và có nguy cơ gây ra biến chứng thì cần phải nhổ bỏ để tránh gây đau đớn và nguy hại. Điều này là bởi:
- Răng khôn hàm dưới nếu như mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm, đau nhức do gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng sạch sẽ.
- Răng khôn mọc lệch, răng khôn hàm dưới ngoài gây viêm còn gây sâu cho răng hàm số 4; là tác nhân gây bệnh lợi trùm; làm xô lệch hàm răng; làm yếu cung hàm…
- Với những triệu chứng bất thường của răng khôn nếu như không được điều trị sớm có thể lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy chuyên gia nha khoa khuyên, khi thấy răng có biểu hiện bất thường như: đau nhức, hoặc nghi ngờ sâu răng, tốt nhất nên đến găp các nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên cố chịu đau cũng như không tự ý mua thuốc uống.
Nguồn: Tổng hợp