Mình thấy hầu như mọi người chỉ lo sợ khi bị rắn hoặc chó cắn, còn chuột bọ thì không hề quan tâm gì là không đúng đâu nha. Mình vừa đọc trên mạng có trường hợp một người đàn bị chuột cắn phải nhập viện vì chủ quan rồi đấy ạ.
Đây là trường hợp vừa được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng chia sẻ. Người đàn ông nói trên là anh L.V.A. (38 tuổi, ở huyện Hòa An, Cao Bằng nhâp viên lúc 1h sáng 8/4 trong tình trạng sốt cao, rét run, đau đầu, mệt mỏi và toàn thân vã mồ hôi.
ẢNh minh họa/Nguồn: Internet
Qua kiểm tra, bác sĩ thấy anh A. có vết thương ở tay, gây đau nhức, sưng, nổi nhiều hạch ngoại biên toàn thân.
Anh A. cho biết, cách đây 20 ngày anh phát hiện con chuột to chui vào bao đựng bột tăng trọng cho lợn ăn nên dùng chân đạp. Tuy nhiên, con chuột chưa c.h.ế.t hẳn, anh cầm đuôi của nó định ném đi thì bị con vật cắn vào mu tay phải. Nhưng vì nghĩ vết thương nhẹ không sao nên anh mặc kệ. Vài ngày sau, anh A. thấy xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức tại vết cắn nên đã đi tiêm vaccine phòng bệnh chứ không đi khám.
Hai tuần sau khi tiêm, anh phát hiện nổi hạch, sưng đau ở cánh tay, cổ và nách kèm theo sốt nóng, ăn ngủ kém, mệt mỏi nên đã đến Trung tâm y tế huyện Hòa An để kiểm tra. Tại đây, anh được điều trị 2 ngày nhưng không đỡ nên được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Kết quả thăm khám và xét nghiệm cho thấy, anh A. bị dịch hạch thể nhiễm trùng huyết. Bác sĩ đánh giá, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể lây lan ra cộng đồng.
Anh A, được bác sĩ điều trị bằng kháng sinh, tiêm phòng uốn ván và hiện sức khỏe tiến triển khả quan nhưng cần theo dõi sát.
Từ trường hợp người đàn ông nói trên cho thấy, các mẹ không được chủ quan khi bị chuột cắn, bởi dịch hạch từng gây ra một trận đại dịch
Nói về điều này, GS. Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người như dịch hạch, vàng da xuất huyết, viêm phổi, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do Hantavirus...
Đối với dịch hạch, GS Kính cảnh báo, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể lây lan ra cộng đồng. Bởi trong lịch sử, đã có nhiều vụ dịch kinh hoàng do chuột gây ra làm rất nhiều người mất mạng.
Theo thống kê từ năm 1989 - 2003 tại 25 nước trên thế giới, ghi nhận hơn 38.000 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó có hơn 2.800 ca qua đời.
Tính riêng tại Việt Nam giai đoạn 1960 - 1970 cũng ghi nhận khoảng 10.000 ca dịch hạch/năm. Vào những năm tiếp theo, số ca mắc giảm còn khoảng 140 trường hợp/năm. Rất may là trong những năm trở lại đây, hầu như không ghi nhận bất cứ trường hợp mắc bệnh nào tại các cơ sở y tế.
Hình ảnh bàn tay của anh A. sau khi bị chuột cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Do đó, bác sĩ khuyến cáo:
+ Trong nhà có chuột, cần sử dụng nước tẩy lau sạch vị trí có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh lây nhiễm virus.
+ Nếu phát hiện x.á.c chuột trong khuôn viên nhà, phải mang bao tay cao su rồi bỏ chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín, cho vào thùng rác.
+ Khi ngủ nên chèn màn chặt kín bốn góc giường ngăn chuột chui vào cắn.
+ Nếu không may bị chuột cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước muối, nước xà phòng, thuốc sát trùng, sau đó đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời.
Nguồn: Tổng hợp