Các mẹ ơi, đừng ai có suy nghĩ chủ quan là mấy bệnh ung thư (UT) chỉ có người lớn mới bị còn trẻ con thì không. Đặc biệt là mấy bệnh UT phổ biến ở phụ nữ như kiểu cổ tử cung (TC), buồng trứng, vú ấy. Vì mình đọc báo vừa thấy đăng tải trường hợp bé gái mới 15 tuổi mà đã bị K vú rồi đây này.
Thông tin cụ thể, mình sẽ để ở bên dưới để các mẹ cùng theo dõi. Nhà ai có con gái cũng nên từ đây mà rút kinh nghiệm, để ý tới con hơn nhé.
Tế bào K vú ở trẻ vị thành niên. Ảnh minh họa, nguồn: daryeelmagazine
Bé gái mới 15 tuổi đã bị UT vú
Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin về trường hợp bé gái mới 15 tuổi đã bị K vú. Theo đó, bé gái này quê ở Hà Nam. Quan sát lâm sàng cho thấy, hai bên ngực của bé phát triển không đối xứng rõ rệt.
Gia đình thấy vậy nên cho con đi khám thì vô cùng hoảng hốt khi bác sĩ nói có khối u hơn 10cm ở khu vực này của con.
Báo chí Trung Quốc cho biết, đây không phải trường hợp trẻ vị thành niên duy nhất bị bệnh này. Trước đó, một bé gái 12 tuổi ở Bắc Kinh cũng có sự phát triển bất thường ở vòng 1. Ban đầu, bố mẹ chỉ nghĩ con gái đang trong tuổi dậy thì nên nở nang là chuyện thường. Tuy nhiên sau đó, khối u ngày càng lớn lên thì mới đưa con đi khám. Kết quả bác sĩ chẩn đoán bé bị u xơ tuyến vú.
Theo BS. Phú Huy (BV Phụ nữ và Trẻ em Thuận Nghĩa - Bệnh viện Nhi Bắc Kinh), nguyên nhân khiến những đứa trẻ vị thành niên bị K vú liên quan tới chế độ ăn uống mất cân bằng hàng ngày.
Việc duy trì chế độ ăn nhiều protein động vật hoặc thực phẩm chứa nhiều hormone tăng trưởng sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị bệnh. Do đó, ông khuyến cáo, trẻ trong độ tuổi này nên hạn chế thực phẩm có lượng estrogen cao như sữa ong chúa, thịt gà đẻ, thịt vịt, thịt lợn, nên ăn ít đồ chiên gián, không ăn kiêng quá đà…
Bên cạnh đó, phụ huynh khi cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ cũng phải thận trọng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Ở tuổi vị thành niên cũng có thể bị K vú bình thường. Ảnh minh họa, nguồn: whyy
K vú ngày càng trẻ hóa, đâu là dấu hiệu nhận biết?
Ở Việt Nam, K vú cũng là căn bệnh hiểm nghèo phổ biến nhất ở nữ giới. GS. Lê Thành Đức (Trưởng khoa Nội 5, bệnh viện K) cho hay: K vú có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả người trẻ. Thậm chí còn gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Do đó, ngay khi còn trong độ tuổi 20, mọi người cũng không nên chủ quan.
‘Với người trẻ, tỷ lệ bệnh phát triển mạnh, nhanh hơn người già, có những đặc điểm riêng chưa thể lý giải được. Tế bào gốc phát triển mạnh hơn, nhanh hơn, độ ác tính cao hơn, thụ thể nội tiết hay âm tính và thời gian giữ được ổn định bệnh cũng ngăn hơn hẳn’, TS. Đức thông tin.
May mắn là bệnh này có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Do đó, khi có các dấu hiệu cảnh báo, mọi người nên đi viện khám ngay. Cụ thể:
+ Hay bị đau tức ngực, sưng và khó khó chịu do khối u xuất hiện đơn lẻ, nằm rải rác ở phía sau núm hoặc trong các ống dẫn sữa.
+ Bị ngứa ở vùng này do tế bào K chặn mạch máu và hạch huyết ở da. Từ đó khiến chấ lỏng tích lại dưới da, gây kích thích da và dẫn tới cảm giác ngứa ngáy.
+ Đau lưng, vai, gáy cũng là dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm với vấn đề do dây chẳng, viêm xương khớp nên nhiều người chủ quan.
+ Thay đổi hình dạng và kích thước, có thể to hơn, chảy xệ xuống thấp hơn.
+ Núm cũng có thể thay đổi dẹt hơn, thụt vào trong, tiết dịch có thể lãn kèm máu.
+ Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách.
+ Ngực bị đỏ và sưng đau
Đây là những thông tin báo chí đã đưa mà chị em phụ nữ rất nên biết. Đặc biệt là những gia đình có con gái đến tuổi dậy thì thì càng phải dạy cho bé biết những thông tin này để bảo vệ bản thân các mẹ ạ.