Ánh sáng mặt trời giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể nhưng nếu không cẩn thận có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Ánh sáng mặt trời là thứ không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bạn cần hết sức cẩn trọng. Bởi, nó hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây ra các hệ lụy về sức khỏe. Nó có thể dẫn tới lão hóa, ung thư và nhiều bệnh khác. Việc tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) có trong ánh sáng mặt trời sẽ gây ra 90% triệu chứng tổn thương da.
Ánh sáng mặt trời có thể gây hại tới da. Ảnh minh họa
Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng thế nào tới da
Thành phần chủ yếu của ánh sáng mặt trời là tia UA. Nó được chia thành 3 loại gồm: Bức xạ UVC, UVB và UVA. Trong đó, tia UVC gần như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon nên không ảnh hưởng đến da. Còn UVB không dễ xuyên qua kính nhưng ảnh hưởng tới lớp ngoài cùng của da. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cháy nắng.
Đối với UVA, nó đã được các nghiên cứu chứng minh là nhân tố chính gây hại cho da. Lý do là vì nó có khả năng đi sâu vào da hơn tia UVB.
Tổn thương da
Bức xạ UVA và UVB đều có thể gây ra nhiều điều bất thường trên da như hình thành nếp nhăn, rối loạn liên quan tới lão hóa, ung thư da, suy giảm khả năng miễn dịch. Hơn nữa, nó còn hình thành các gốc tự do khiến quá trình sửa chữa DNA ở cấp độ phân tử bị gián đoạn.
Tia UV cũng làm tăng số lượng nốt ruồi tại các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển tổn thương tiền ác tính. Tổn thương này còn được gọi là dày sừng actinic. Đây là một dạng tiền ung thư vì cứ 100 người thì có 1 người phát trienr thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Bệnh thường gặp ở mặt, tai và mu bàn tay.
Phân hủy sợi collagen, xuất hiện các gốc tự do
Tia UV có khả năng phá vỡ cấu trúc collagen với tốc độ cao hơn quá trình lão hóa bình thường. Đó là vì chúng thâm nhập vào lớp giữa của da và gây ra sự tích tụ bất thường của elastin. Điều này dẫn tới tình trạng phá vỡ collagen. Thời gian tiếp xúc càng dài thì quá trình này diễn ra càng nhanh. Từ đó hình thành nên nếp nhăn và khiến da nhanh bị chảy xệ.
Bên cạnh đó, tia UV cũng kích thích sự hình thành các gốc tự do. Nguyên nhân là vì các điện tử được tìm thấy theo từng cặp, phân tử trong gốc tự do cần tìm kiếm điện tử bị thiếu từ các phân tử khác. Điều này dẫn tới chuỗi phản ứng khiến tế bào ở cấp độ phân tử bị hư hao.
Những gốc tự do này khiến enzyme phân hủy collagen tăng lên. Từ đó gián tiếp thay đổi các vật chất di truyền của tế bào theo hướng ác tính.
Ánh sáng mặt trời có thể gây ung thư, suy giảm hệ miễn dịch. Ảnh minh họa
Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch đảm nhận vai trò là 'lá chắn' của cơ thể. Nó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và cả tế bào lạ, bất thường của cơ thể, trong đó có cả ung thư.
'Lớp áo giáp' bảo vệ này bao gồm tế bào lympho và tế bào da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trừi quá mức, một số hóa chất sẽ được giải phóng ra và ngăn chặn các tế bào miễn dịch này. Điều đó khiến khả năng miễn dịch toàn thân bị suy giảm.
Theo các chuyên gia, tuyến phòng thủ miễn dịch cuối cùng của cơ thể là apoptosis hay quá trình tự chế của tế bào. Những tế bào bị tổn thương ở mức nghiêm trọng sẽ bị tiêu diệt và không thể trở thành ung thư. Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà da bị cháy nắng xong thường bị bong tróc.
Vấn đề ở đây là việc tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài dường như ngăn chặn quá trình apoptosis. Điều đó vô tình tạo cơ hội cho các tế bào tiền ung thư phát triển thành ác tính.
Ung thư da và u hắc tố
Từ lâu, chúng ta đã biết tác hại của tia UV là gây ung thư. Có 3 loại bệnh ung thư thường gặp do ánh nắng mặt trời gồm: Ung thư tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong số đó, ung thư tế bào hắc tố là loại gây tử vong nhiều nhất vì có khả năng di căn mạnh mẽ. Còn ung thư biểu mô tế bào đáy tuy phổ biến nhưng độ nguy hiểm thấp hơn. Bởi, nó thường lan rộng tại chỗ chứ không hoặc ít khi di căn.
Còn lại, ung thư biểu mô tế bào vảy là loại phổ biến thứ 2 và cũng có tốc độ di căn nhanh. Tuy nhiên, nó nhẹ nhàng hơn so với ung thư tế bào u hắc tố ác tính.
Vậy làm thế nào để giảm tác hại của ánh sáng mặt trời?
Theo các chuyên gia, ánh nắng mặt trời gây ra những tác hại với sức khỏe. Do đó, khi tiếp xúc bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Khi ra ngoài, mọi người nhớ che chắn cẩn thận để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời. Ảnh minh họa
Những biện pháp này gồm:
- Hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Bởi, đây là lúc mà lượng tia UV nhiều nhất.
- Nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, dùng kính, khẩu trang... khi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên mặc quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Điều này có thể khiến bạn dễ bị say nắng, cảm hơn bình thường.
- Dùng các loại kem chống nắng thích hợp lên mặt và các phần cơ thể hàng ngày. Nên chọn loại có chỉ số chống nắng cao để bảo vệ da, ít nhất hãy chọn kem chống nắng có độ SPF từ 30 trở lên.
- Đeo kính râm, tốt nhất hãy chọn kính chống tia UV đẻ bảo vệ mắt.
- Có chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt như trái cây, rau xanh, sữa chua... Những loại này không chỉ giúp thải độc, cung cấp chất lỏng mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe của làn da, chú ý tới sự thay đổi của da, nốt ruồi trên da. Nếu có bất kỳ điều bất thường nào, hãy đi khám ngay.
Tóm lại, vai trò của ánh sáng mặt trời đối với cuộc sống của chúng ta là không thể phù nhận. Tuy nhiên, nó cũng có rất nhiều tác hại với sức khỏe, nguy hiểm nhất là gây ung thư. Do đó, mọi người cần có biện pháp bảo vệ bản thân, che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nắng nóng có gây ung thư da câu trả lời khiến nhiều người sửng sốt