Ngủ là trạng thái cơ thể thải độc và phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu lạ thì chứng tỏ bạn đã mắc bệnh.

Ngủ là thời điểm cơ thể của chúng ta tiến hành tự điều chỉnh hormone, phục hồi cơ bắp. Đây cũng là lúc mà các cơ quan nội tạng tiến hành đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, trạng thái ngủ là điều hết sức cần thiết với mỗi người.

Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý tới những biểu hiện trong giấc ngủ. Bởi, đôi khi đây chính là dấu hiệu khi ngủ cảnh báo cơ thể đang có vấn đề. Tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể. Nếu có gì bất thường thì đi khám ngay để bảo vệ chính mình. 

ngu 1

Ngủ là trạng thái cơ thể nghỉ ngơi. Ảnh minh họa

Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo cơ thể mắc bệnh

Ngủ ngáy, ho liên tục về đêm, hay thức giấc vào một khung giờ nào đó... là những vấn đề khi ngủ mà bạn cần hết sức lưu tâm.

Ngủ ngáy liên tục

Ngáy ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Bình thường, nó thường xảy ra khi cơ thể bạn quá mệt mỏi nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy của bạn đột nhiên giống như tiếng khịt mũi, thở hổn hển. Bên cạnh đó, bạn cũng thấy cơn buồn ngủ hay xuất hiện vào ban ngày thì nên cẩn trọng. Bởi, đây có thể là dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra trong 2 trường hợp:

  • Đường hô hấp trên bị tắc trong lúc ngủ. Điều này khiến luồng khí lưu thông bị giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.
  • Bộ não không gửi tín hiệu cần thiết cho cơ thể để duy trì việc thở trong lúc ngủ. 

Nếu dấu hiệu này nghiêm trọng tới mức khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn thì nên đi gặp bác sĩ ngay. Bởi, việc không kiểm soát kịp thời sẽ dẫn tới bệnh cao huyết áp, gây căng thẳng cho tim.

Vã mồ hôi khi ngủ

Thông thường, chúng ta chỉ bị vã mồ hôi nếu phòng ngủ nóng bức. Tuy nhiên, nếu ngay cả khi ngủ ở phòng mát rồi mà bạn vẫn bị vã mồ hồi thì rất đáng lo đấy. Tình trạng này có thể gặp ở phụ nữ mãn kinh, bị bệnh tuyến giáp, thậm chí là ung thư máu. 

Do đó, nếu tình trạng này kéo dài và ngày một nghiêm trọng thì nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn. 

Nghiến răng khi ngủ

Trạng thái nghiến răng khi ngủ thường do căng thẳng, lo lắng, dùng thuốc, dùng caffein, rượu. Hoặc đôi khi nó đơn giản chỉ vì cấu trúc khuôn miệng của bạn. Việc nghiến răng nhiều sẽ khiến men răng bị mòn, hay bị đau hàm, đau đầu, mẻ răng, hội chứng loạn khớp thái dương hàm. 

ngu 2

Ngủ ngáy, hay nghiến răng khi ngủ là dấu hiệu cần lưu tâm. Ảnh minh họa

Bị chuột rút

Chuột rút khi ngủ là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Với người bình thường, cũng có lúc nó xảy ra nhưng với tần suất rất thưa. Lúc này, nó không phải điều gì quá nghiêm trọng và bạn không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng chuột rút xuất hiện thường xuyên và khiến bạn đau tới mức thức giấc giữa đêm thì hãy cẩn thận. Điều này cho thấy bạn đang bị mất nước, thiếu máu, thiếu chất điện giải, viêm khớp, bàn chân dẹt. Những vấn đề này đều cần tới sự hỗ trợ từ bác sĩ. 

Đi tiểu đêm

Ban đêm, cơ thể của chúng ta sẽ tự điều chỉnh việc lọc thải để không ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hoạt động của bàng quang. Nếu bạn thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh thì không nên chủ quan. Bởi, rất có thể bàng quang, thận đã gặp vấn đề. Hoặc, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến bạn thức giấc và đi tiểu đêm.

Ho nhiều

Ho quá nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiêu cảnh báo bệnh hen suyễn và bệnh tim. Do đó, nếu bạn không bị gì mà vẫn cứ ho cả đêm thì nên đi khám bác sĩ. Cơn hen có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Những người bị bệnh tim có thể bị ho vì nằm lâu khiến chất lỏng chảy ngược vào phổi. 

Ngoài ra, ho khi ngủ còn là dấu hiệu của bệnh trào ngược axit, ợ nóng. Nguyên nhân là do tư thể ngủ sai có thể khiến axit trong dạ dày tràn lên thực quản và gây kích ứng.

Làm thế nào để bảo vệ giấc ngủ?

Những triệu chứng trên khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Hệ quả là bạn sẽ thấy mệt mỏi vào hôm sau. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Để bảo vệ giấc ngủ, ngoài việc đi kiểm tra sức khỏe thì bạn có thể áp dụng những mẹo chữa dễ ngủ sau để giúp bản thân ngủ ngon giấc từ tối tới sáng.

ngu 3

Tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt. Ảnh minh họa

Mẹo chữa khó ngủ bằng gừng

Gừng có tính cay, ấm với tác dụng làm giảm căng thẳng, nhức đầu, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn có thể ngâm chân với nước gừng vào buổi tối trước khi ngủ cũng rất hiệu quả.

Cách dễ ngủ bằng tâm sen

Tâm sen là phần lõi màu xanh của hạt sen. Trong tâm sen có chứa asparagine và các alkaloid (liensinin, nuciferin và nelumbin) với công dụng an thần, phục hồi hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Từ đó, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. 

Tâm sen có vị đắng nên nhiều người không thích. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại rất đáng để bạn thử đấy.

Hàm lượng tâm sen được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng là 2 - 3g/ngày pha với 400 - 500ml nước sôi. Uống mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. 

Mẹo chữa mất ngủ với cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ. Loại cây này có rất nhiều ở làng quê Việt. Mẹo chữa khó ngủ bằng cây trinh nữ rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch, phơi khô cây trinh nữ tươi rồi dùng 30g nấu với 500ml nước. Sau đó, dùng nước này uống vào buổi tối trước khi ngủ là được.

Đây là những cách dễ ngủ rất an toàn, hiệu quả, không phải dùng thuốc lại ít gây tác dụng phụ đã được nhiều người tin tưởng sử dụng. Nếu đang bị mất ngủ, bạn có thể thử xem nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Thấy 5 dấu hiệu khi ngủ chứng tỏ K đang đến gần: Xung quanh bạn có bao người 'đi' rồi

4 dấu hiệu có thể đột quỵ khi ngủ, người từ 45t trước khi ngủ xem có ngứa, tê chân tay không

Đột quỵ đang tăng ở người trẻ: 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ, cần đi viện chứ đừng cố ngủ tiếp