Khổ ghê các chị ạ, vợ chồng em đều thuộc dạng cao, em 1m65, chồng em 1m78 nhưng chẳng hiểu sao con em lại bị thấp. Con em năm nay vào lớp 1 rồi mà được có 1m, thấp hơn hẳn so với các bạn cùng lứa, chỉ sợ tương lai con bị lùn thì nguy.
Em vừa lên mạng tìm hiểu, thấy các bác sĩ cũng nói nhiều về vấn đề bố mẹ cao nhưng con lại thấp rồi. TS.BS Phan Bích Nga (Viện dinh dưỡng Quốc Gia) còn cho biết, một đứa bé bị thấp là chiều cao bị lệch chuẩn 2 mức so với chiều cao trung bình của độ tuổi. Cứ 100 trẻ ở độ tuổi đó thì có 3 trẻ bị thấp hơn.
Xem loạt nguyên nhân khiến trẻ bị thấp lùn dù bố mẹ cao thì em thấy mình phạm phải 3/5 điều rồi ý các mẹ ơi. Chắc sắp tới em phải cho con đi khám xem có cách nào điều chỉnh, giúp con tăng trưởng chiều cao không thôi.
1. Chăm sóc bào thai không tốt
Theo bác sĩ Nga, khi mang thai, hầu hết các mẹ đều chưa ý thức được việc chăm sóc thai nhi qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt. Nhiều mẹ cân nặng không đạt 12kg/9 tháng, không bổ sung đủ lượng sữa, các loại vitamin, khoách chất... khiến con sinh ra bị còi xương, thấp lùn.
2. Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ nhỏ cần phải có đủ dinh dưỡng theo từng độ tuổi. Khi còn bú sữa mẹ thì mẹ buộc phải khỏe mạnh, ăn đa dạng nguồn dinh dưỡng. Nếu mẹ ăn uống kiêng khem dẫn tới thiếu chất thì con bú sữa mẹ cũng bị thiếu chất theo, khi lớn sẽ còi xương, thấp so với bạn bè.
Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng không tốt, có thể gây thiếu chất, khó tiêu hóa dẫn tới rối loạn kéo dài, gây suy dinh dưỡng, thấp bé.
3. Thường xuyên cho trẻ đi ngủ muộn
Một trong những sai lầm khiến trẻ thấp lùn là do bố mẹ cho con đi ngủ quá muộn. Khi trẻ ngủ sớm, lượng hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều hơn gấp 4 lần so với lúc thức, nhất là trong khoảng từ 10h đêm – 3h sáng. Do đó, nếu trẻ không đi ngủ vào khung giờ này thì sẽ bỏ lỡ thời gian tăng tiết hormone giúp phát triển chiều cao, cân nặng. Tốt hơn hết, bố mẹ cần cho trẻ đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy vào 6 giờ sáng.
4. Bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ, lơ là vitamin D3
Nhiều bố mẹ nghĩ trẻ chỉ cần bổ sung caxi là có thể phát triển chiều cao rồi. Do đó, mỗi ngày trẻ phải uống rất nhiều sữa, ăn thực phẩm giàu canxi (trứng, cá...) mà không biết rằng việc bổ sung quá liều có thể khiến trẻ bị thừa chất, ngộ độc, cản trở sự phát triển chiều cao, gây bệnh lý về thận.
Thực tế, canxi muốn hấp thụ vào cơ thể cần phải có vitamin D3 thúc đẩy. Vì thế, đừng chỉ chăm chăm bổ sung canxi mà cần cả vitamin D3 nữa nha các mẹ.
5. Không cho trẻ vận động thường xuyên
Theo các chuyên gia, việc trẻ lười vận động, bố mẹ cho con sử dụng thiết bị điện tử quá sớm, quá nhiều sẽ khiến trẻ trì trệ, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Khi trẻ chăm vận đông, chơi thể thao thì các mô xương sẽ phát triển nhanh, kích thích sụn khớp và xương dài ra. Hơn nữa, việc anyf còn kích thích hormone tăng trưởng của trẻ, giúp máu lưu thông, bảo vệ trẻ lớn khỏe.
Nguồn: Tổng hợp