Mỗi lần trước khi đi ngủ mọi người thường làm gì? Dùng điện thoại? nghe nhạc không lời? đếm cừu? hay đặt lưng xuống là ngủ ngay?
Thật ra với những người còn trẻ thì việc bắt đầu một giấc ngủ sẽ khá là dễ dàng. Nhưng với những người trên 45 tuổi thì lại không còn đơn giản nữa vì có quá nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới việc nên bắt đầu một giấc ngủ như thế nào.
Thật ra với những người trên 45 tuổi nguy hiểm nhất đó là đột quỵ diễn ra trong đêm. Thực tế đã cho thấy hiện nay có rất nhiều người bị đột quỵ trong lúc ngủ, đi ngủ rồi mãi mãi không thể tỉnh dậy được nữa.
Vậy thì trước khi đi ngủ những người trên 45 tuổi cần làm gì để có thể giúp chúng ta thoát khỏi được cơn đột quỵ trong đêm. Theo thông tin mình đọc được trên báo thì trước khi đi ngủ những người trên 45 tuổi nên kiểm tra 4 dấu hiệu bất thường, nó chỉ mất vài giây thôi nhưng có thể cứu chúng ta khỏi cơn đột quỵ bất ngờ đó.
Những người trên 45 tuổi cần cẩn thận với cơn đột quỵ bất ngờ trong lúc ngủ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Luôn cẩn thận với cục máu đông có thể xuất hiện trong lúc chúng ta ngủ
Thường thì các vấn đề về sức khỏe như nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu phổi, nhồi máu não, nhồi máu thận… đều là những triệu chứng liên quan tới các cục máu đông, dẫn tới đột quỵ, thường có tỷ lệ người không qua khỏi cao và khó dự đoán trước được tình hình.
Khi một người đang ngủ, nhất là những người trên 45 tuổi, chức năng trao đổi chất có thể bị suy yếu, từ đó là tốc độ tuần hoàn máu cũng giảm, dễ dẫn tới cục máu đông.
Chính vì vậy mà trước khi ngủ, chúng ta cần xác định được bản thân có những triệu chứng bất thường nào không, để đề phòng cục máu đông xuất hiện, nó chỉ mất có vài giây thôi nhưng cực kỳ hiệu quả nha mọi người.
1. Kiểm tra xem tay chân có cảm giác tê và ngứa ran khi ngủ không?
Nếu tay chân có cảm giác tê hoặc ngứa ran khi ngủ thì mọi người phải cẩn thận. Lúc này mọi người nên cảnh giác với các tổn thương do máu đông đang hình thành khiến máu lưu thông đến tay, chân không được đều và đủ.
2. Lưu ý xem thỉnh thoảng có bị chuột rút không?
Nếu xuất hiện tình trạng chuột rút trong đêm thì lúc này mọi người đừng nghĩ đơn giản là thiếu canxi nhé. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời và sớm loại bỏ các cục máu đông đang hình thành.
3. Để ý xem có cảm thấy đau thắt ngực ở vùng trước tim không?
Đây chính là dấu hiệu của đau thắt ngực biến thể, thuộc về những vấn đề về tim mạch vành. Triệu chứng này có nguy cơ gây ra đột quỵ rất cao đó mọi người.
Nếu thấy mình bị đau đầu, giấc ngủ chập chờn thì nên đi khám sớm để phát hiện cục máu đông. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
4. Cuối cùng là để ý xem có cảm thấy mình bị đau đầu chóng mặt, mệt mỏi và giấc ngủ chập chờn hay không?
Bởi khi có cục máu đông hình thành ở não thì sẽ có thể gây đau đầu, chóng mặt. Vì vậy nếu thấy có hiện thường đó thì nên đi khám sớm để được chuẩn đoán đúng vấn đề cơ thể đang gặp phải nha.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, người sau 45 tuổi nên nắm rõ để điều chỉnh lại sẽ bảo vệ sức khỏe cho chính mình
- Béo phì: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu do giảm tuần hoàn máu. Vì thế, cần phải kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức ổn định (khoảng 18.5 - 24.9).
- Hút thuốc: Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ bị gây viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Ung thư (UT): Một số dạng UT làm gia tăng số lượng các chất gây đông máu trong máu. Theo nghiên cứu, UT não, buồng trứng, tụy, đại tràng, dạ dày, phổi và thận có nguy cơ cao có nguy cơ cao nhất bị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Các bác sĩ còn nghi ngờ rằng chứng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể là nguyên nhân làm tổn thương các mạch máu và giảm sản xuất các protein ngăn cản hình thành cục máu đông.
- Tiền sử gia đình bị đột quỵ: Một số người bị một số rối loạn di truyền (chẳng hạn như yếu tố V Leiden) có thể khiến họ dễ bị huyết khối hơn. Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, tình trạng này có thể không gây ra các rối loạn trừ khi kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác. Nhiều người không biết rằng họ đang bị rối loạn này cho tới khi mắc phải chứng huyết khối tĩnh mạch sâu dễ dẫn tới hình thành cục máu đông.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể gây ra các vấn đề về mạch máu tiến triển chậm trong cơ thể, bao gồm cả tim và não. Các vấn đề về mạch máu có thể làm hình thành huyết khối hoặc nguy cơ huyết khối trong khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, mang hình dạng bất thường. Có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.
- Cholesterol cao: Có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây ra xơ cứng các mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Cholesterol cao có xu hướng hình thành và gây ra xơ cứng các mạch máu. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
- Đường huyết: Đường huyết không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận…So với người bình thường thì người bị đường huyết có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường nha.
Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Nhìn chung trước hoặc trong lúc ngủ chúng ta cần chú ý tới một số các dấu hiệu đặc biệt của cơ thể để kịp thời theo dõi diễn biến bệnh tình và kịp thời xử lý nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra nha.
Nguồn tổng hợp