Tuần trước mẹ chồng mình đi khám tổng thể, kết quả của bác sĩ cho thấy mẹ mình mắc bệnh tiểu đường mà lâu nay không biết. Mình có hỏi mẹ thời gian gần đây cơ thể có điều gì khác thường như sụt cân, mệt mỏi... không? Tuy nhiên mẹ bảo mọi thứ bình thường, chỉ hay khát nước về đêm nên cứ phải dậy để uống thôi.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Tiểu đường là bệnh, khó chữa, nguy cơ biến chứng cao như: loét chân, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc... nên sáng nay mình lên mạng tìm hiểu về bệnh, thì vô tình đọc được bài tư vấn của TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nói rằng, triệu chứng khát nước về đêm cũng là 1 trong các biểu hiện trong khi ngủ cảnh báo bệnh tiểu đường đấy các mẹ ạ.
Vậy nên theo khuyến cáo của bác sĩ Hà, khi thấy 4 biểu hiện sau đây khi ngủ, thì tốt nhất nên kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt các mẹ nhé!
Thường xuyên cảm thấy khát nước
Nếu trong khi ngủ bạn vẫn thường xuyên cảm thấy khát nước, và dậy uống nước xong rồi vẫn cảm thấy khát, điều này có thể là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh tiểu đường
Nguyên nhân do bệnh tiểu đường có thể làm cho việc tiết dịch cơ thể giảm, khiến bạn dễ bị khô miệng và khát nước. Đồng thời đi kèm với bệnh tiểu đêm. Khi có các dấu hiệu này bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Đi tiểu vào ban đêm thường xuyên
Nếu không phải do uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc đang mắc bệnh thận, hoặc người già phổ biến là từ một hoặc hai lần. Mà bỗng dưng bạn bị thức dậy đi tiểu đêm thường xuyên, thì đây có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi insulin tuyến tụy của cơ thể bị mất cân bằng, nó sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng và giảm. Tuyến tụy là một hệ thống trao đổi chất, do đó dẫn đến hiện tượng tiểu đêm sẽ xảy ra thường xuyên.
Tâm trạng lo lắng, bồn chồn, đổ mồ hôi
Thông thường cơ thể sẽ ở trạng thái tương đối yên tĩnh khi nằm ngủ. Hơn nữa, với người bình thường, cơ thể sẽ tiêu thụ ít đường trong máu trong khi ngủ. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy lo lắng bồn chồn và đổ mồ hôi trong khi ngủ, thì đây có thể là dấu hiệu hạ đường huyết (đường trong máu thấp).
Với bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm thông thường có thể sẽ có những dấu hiệu này xảy ra. Sau khi một người ngủ say, lưu lượng máu ở trạng thái tăng đường huyết sẽ hoạt động chậm hơn, trong khi cơ thể vẫn cần nhiệt lượng, điều này sẽ gây ra sự tiêu thụ glucose trong máu, sẽ gây hạ đường huyết.
Chính vì vậy, nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện để đo lượng đường trong máu.
Có cảm giác kiệt sức và đói
Khi lượng đường trong máu của một người trở nên cao hơn, khả năng chuyển hóa đường của cơ thể sẽ xuất hiện sự bất thường và suy giảm, vì vậy
Nếu ngay cả sau khi ăn bữa tối, bạn vẫn rất dễ bị đói trước khi đi ngủ, thì hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do khi lượng đường trong máu của một người trở nên cao hơn, khả năng chuyển hóa đường của cơ thể sẽ xuất hiện sự bất thường và suy giảm.
Và khi bạn có cảm giác đói, cơ thể không thể nhận đủ số lượng calo cần thiết, sẽ xuất hiện cảm giác bị suy nhược, mệt mỏi, không có sức lực và các triệu chứng khác. Tốt nhất bạn nên chú ý đi khám kịp thời nếu xuất hiện triệu chứng này.
Bác sĩ khuyên
Nếu xuất hiện 4 triệu chứng nêu trên trước và trong khi ngủ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu để xác định xem bạn có bị tiểu đường hay không để có kế hoạch điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, với mỗi người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cần điều chình chế độ ăn khoa học, tập thể dục thường xuyên, tránh thức khuya, tránh căng thẳng và mệt mỏi quá mức.
Ngoài ra, bạn nên ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt, từ đó bạn sẽ tránh xa được bệnh tiểu đường cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Nguồn: Tổng hợp