Tình hình ung thư tại Việt Nam đang trở thành mối quan tâm lớn, với số ca mắc mới và tử vong ngày càng gia tăng. Theo số liệu từ Tổ chức Ung thư Toàn cầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận khoảng 180.400 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. Đến năm 2024, ước tính số ca mắc mới tăng lên khoảng 200.000, với gần 140.000 ca tử vong.
Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam hiện đứng thứ 90 trong tổng số 185 quốc gia, trong khi tỷ lệ tử vong xếp thứ 50. Điều này cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Một phần nguyên nhân là do khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả.
Chính vì vậy, nếu ban đêm đi ngủ mà thường xuyên gặp phải 3 kiểu khó chịu dưới đây thì bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
1. Sốt dai dẳng không biết tại sao
Khi bị UT, sức đề kháng của con người giảm dần, đặc biệt là về đêm. Vì vậy kéo theo những cơn sốt dai dẳng, uống thuốc mãi cũng không khỏi.
Theo các chuyên gia, có 3 lý do chính khiến các khối u gây sốt kéo dài. Đầu tiên là khối u trong cơ thể phát triển nhanh chóng gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tế bào khối u, gây hoại tử mô dẫn đến sốt cao. Thứ hai, một số khối u sẽ tiết ra các chất kháng nguyên trong khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng tương ứng, từ đó dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể bất thường. Cuối cùng, một số tế bào khối u sẽ xâm nhập vào trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, và sau đó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây sốt dai dẳng không khỏi.
Theo các thống kê lâm sàng, hầu hết bệnh nhân UT sẽ sốt về chiều tối và đêm. Nhưng cần nhớ rằng không phải tất cả bệnh nhân mắc UT đều bị sốt hay cứ thường xuyên bị sốt về đêm là UT. Các triệu chứng của UT nói chung không xuất hiện đơn lẻ, sẽ đi kèm với các bất thường khác như các cơn đau, mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon… Nên tốt nhất là tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2. Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân
Mất ngủ có thể là 1 bệnh lý đơn lẻ hoặc cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác, bao gồm cả UT. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh UT và các rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các bệnh UT đều gây rối loạn giấc ngủ ở mức độ nhất định.
Đặc điểm của chứng mất ngủ do bệnh UT là thường gây tỉnh giấc lặp đi lặp lại vào nửa đêm hoặc khoảng gần sáng. Đặc biệt là 1 khi đã tỉnh giấc, cơ thể sẽ luôn bị trằn trọc, rất khó để chìm vào giấc ngủ trở lại và gần như không hề thuyên giảm bằng việc dùng thuốc thông thường.
Do UT khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở, tức ngực, ho và chèn ép dây thần kinh vào ban đêm, gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Đặc biệt là các bệnh UT liên quan đến gan, thận, dạ dày, não rất dễ gây ra tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc khoảng 3 – 4 giờ sáng. Vì đây là khoảng thời gian các cơ quan này phải tự đào thải các độc tố để tiếp tục cho quá trình hoạt động của nó vào ngày hôm sau. Nhưng nếu các khối u đang phát triển, ảnh hưởng đến quá trình thải độc, nó sẽ phát tín hiệu và gây tỉnh giấc vào ban đêm.
3. Đau nhức cơ thể, nhất là đau xương bên trong
Khi cơ thể bị đau dai dẳng và không thể thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi, cơn đau nặng hơn vào ban đêm thì hãy cẩn trọng với ung thư. Ở 1 số người, còn xuất hiện thêm triệu chứng bị co giật hoặc chuột rút mỗi đêm vô cùng khó chịu.
Trong các loại đau cơ thể về đêm do ung thư, đau xương là phổ biến nhất. Theo các chuyên gia về UT, có khoảng 70 – 80% bệnh nhân mắc UT sẽ bị di căn xương, dẫn tới đau xương. Chúng thường xảy ra trên cột sống, sau đó là xương sườn, xương chậu, xương đùi và xương chân.
Lúc đầu thường là đau từng cơn, đau nhiều khi vận động, nhưng khi bệnh tiếp tục phát triển sẽ gây đau liên tục, đau dữ dội ngay cả khi chỉ làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cơn đau sẽ trầm trọng hơn vào mỗi đêm, thậm chí không thuyên giảm khi chỉ dùng thuốc giảm đau thông thường.
Lưu ý rằng các bệnh UT có nhiều khả năng phát triển di căn xương nhất bao gồm UT phổi, UT vú, UT tuyến tiền liệt và UT tuyến giáp. Ngoài ra, sự phát triển của UT còn có thể gây ra một số bất thường khi ngủ ban đêm khác ít phổ biến hơn như: đổ nhiều mồ hôi, đau bụng dữ dội, tức ngực, khó thở, ho dai dẳng, cô giật, chuột rút tay chân, đau đầu, tiểu đêm nhiều… hoặc các cơn đau nghiêm trọng ở từng bộ phận có khối u.
Nên biết: Các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam bao gồm ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng. Đáng chú ý, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, trở thành loại ung thư đứng đầu với gần 26.500 ca mắc mới mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư, trong đó 77% là nam giới. Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, chiếm 25,8% tổng số ca ung thư ở phụ nữ, với hơn 21.500 ca mắc mới mỗi năm