Bình thường khi bị K dạ dày, người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng, sụt cân bất thường, cán ăn, ói ra máu hoặc đi ngoài chất thải màu đen...
Vậy nhưng khi tế bào K phát triển trong dạ dày, có thể dẫn đến các triệu chứng ở nhiều nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả mặt đó mọi người.
Và để chẩn đoán chính xác K dạ dày hay không, người bệnh phải đến bệnh viện để làm nội soi, sinh thiết và làm các xét nghiệm cần thiết đấy nhé.
Những thông tin này mình vừa đọc được trên báo, nên giờ chia sẻ để mọi người xem mình có biểu hiện nào hay không nha.
Rất nhiều người bị K dạ dày nhưng không biết. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina
Vậy các biểu hiện nào trên mặt cảnh báo K dạ dày?
K dạ dày phát triển chậm trong nhiều năm, bệnh bắt đầu với những thay đổi tiền ung thư (UT) trong niêm mạc bên trong của dạ dày, trước khi UT phát triển.
Các thay đổi ban đầu trên cơ thể này hiếm khi gây ra các triệu chứng và thường có thể khiến người bệnh không phát hiện.
Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh K dạ dày có thể rất mơ hồ và không rõ ràng, thì có 2 dấu hiệu trên mặt có liên quan đến giai đoạn đầu của bệnh này, bao gồm:
Đầu tiên, là vết phát ban xuất hiện trên mặt, cảnh báo K dạ dày giai đoạn đầu
K dạ dày hiếm khi có các dấu hiệu cảnh báo khi ở giai đoạn đầu, tuy nhiên lại có liên quan đến một vết phát ban xuất hiện trên mặt của người bệnh. Đây là một rối loạn da hiếm gặp, được gọi là Papuloerythroderma.
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí nghiên cứu UT Chinese Journal of Cancer research cho thấy, các biểu hiện điển hình của K dạ dày trên mặt là các nốt sẩn đỏ lan tỏa, sưng tấy,thâm nhiễm và bong vảy trên khắp cơ thể, đặc biệt là ở mặt và các nếp gấp.
Ngoài da, tình trạng này cũng có thể xâm nhập vào dịch nhầy, phần phụ của da và các hạch bạch huyết.
‘Bệnh ác tính thường gặp nhất liên quan đến Papuloerythroderma là K dạ dày’, Tạp chí y khoa JAMA chia sẻ. Và tình trạng da thường khó chữa và kèm theo ngứa.
Theo một báo cáo trong Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho biết, một số loại UT khác cũng có liên quan đến Papuloerythroderma như: K dạ dày, đại tràng, tuyến tiền liệt và K máu.
Thứ 2, là dấu hiệu vàng da, vàng mắt
Nếu bạn nhận thấy làn da của mình có màu ngả vàng không giống trước đây, thì có thể là dấu hiệu của tình trạng vàng da do K dạ dày gây nên. Thậm chí quan sát lòng trắng mắt của người bệnh cũng có nguy cơ bị vàng.
Vì vậy, nếu thấy tình trạng vàng da và vàng mắt như vậy, tốt nhất bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được làm các xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.
Ngoài tình trạng da, K dạ dày còn có các triệu chứng khác:
Theo trang web của trường Y Harvard (Mỹ) Harvard Health cho biết, K dạ dày thường không gây ra các triệu chứng cho đến giai đoạn muộn.
Thông thường, vào thời điểm K dạ dày được phát hiện, tiên lượng đã rất xấu. Ngoài tình trạng da, các dấu hiệu ban đầu khác của K dạ dày bao gồm:
Ăn không ngon, sụt cân đột ngột, đau bụng và khó chịu hoặc sưng ở bụng. Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm khó tiêu, ợ chua, mắc ói và ói, có thể kèm theo hoặc không kèm theo máu.
Khi tế bào K phát triển trong dạ dày, có thể dẫn đến các triệu chứng ở nhiều nơi khác trên cơ thể. Ảnh minh họa/Nguồn: Health
K dạ dày còn nguy cơ dẫn đến những cảm giác không mong muốn như:
- Mắc ói, mệt mỏi và đau dạ dày
- Khó nuốt: Bạn hãy chú ý đến bất kỳ rắc rối nào bạn gặp phải khi nuốt, bởi đây là một dấu hiệu khác của K dạ dày.
- Chất thải có màu đen: Theo Tổ chức Nghiên cứu UT Anh cảnh báo, bạn cần đề phòng nếu khi đi vệ sinh, xuất hiện tình trạng chất thải đen có máu.
K dạ dày khi không được phát hiện trong giai đoạn sớm nhất, bệnh có thể di căn đến gan, phổi, mô niêm mạc trong khoang bụng. Cụ thể:
Khi khối u di căn đến phổi, bệnh nhân có khả năng ho tái phát nhiều lần, ngoài ra còn gặp tình trạng khó thở và nhiễm trùng ngực liên tục.
Vì thế khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài từ 3 tuần trở lên, tốt nhất bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, xác định xem mình có bị K dạ dày hay không.