Khi cơ thể gặp vấn đề, đặc biệt là những vẫn đề về sức khỏe thì không còn cách nào khác là chúng ta phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chuẩn đoán bệnh. Đơn giản vì ở nhà chúng ta không thể tự đoán biết được mình đang bị bệnh gì.
Tuy nhiên nhiều khi các bác sĩ cũng gặp khó khăn trong việc xác định về bệnh tình của chúng ta. Bởi vì có những căn bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang những bệnh khác nha mọi người.
Theo thông tin báo chí đăng tải thì bác sĩ David Fleming, giáo sư y khoa tại Đại học Missouri (Mỹ), cho biết: Nhiều triệu chứng không đặc trưng và có thể khác nhau tùy từng người.
Quan trọng là có nhiều xét nghiệm chẩn đoán rất tốn kém và không được thực hiện thường xuyên, và thậm chí không phải lúc nào cũng cho câu trả lời rõ ràng được. Dưới đây là những căn bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất mọi người cần lưu ý:
1. Trầm cảm
Có nghiên cứu đã chỉ ra cứ 4 bệnh nhân thì có 1 người được chẩn đoán nhầm bệnh trầm cảm, ngay cả những chuyên gia về căn bệnh này cũng có thể chẩn đoán sai bệnh nha mọi người.
Triệu chứng của trầm cảm là rối loạn cảm xúc hàng ngày, buồn rầu, lo lắng, bất an, nhiều bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ.... Đây là những dấu hiệu có thể gặp ở người bình thường nên việc bác sĩ- một người hoàn toàn xa lạ với bệnh nhân- chuẩn đoán nhầm cũng là dễ hiểu.
2. Bệnh ung thư
Ung thư là bệnh nguy hiểm, nguy cơ không qua khỏi cao. Theo thống kê, có tới 44% các ca ung thư bị chẩn đoán nhầm, đó là các loại bệnh ung thư rất phổ biến như: Ung thư vú, u ác tính, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư máu...
Nguyên nhân khiến các bác sĩ chẩn đoán nhầm là do thiếu các thông tin về lịch sử bệnh, không có đủ thời gian để xét nghiệm....
3. Bệnh nhiễm trùng
Nhiễm trùng huyết. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Bệnh nhiễm trùng cấp tính là căn bệnh đứng đầu trong các loại bệnh bị bác sĩ chẩn đoán nhầm. Thực tế là bệnh nhiễm trùng có hàng nghìn loại khác nhau, ở những vị trí rất đa dạng. Có nhiễm trùng bên ngoài, có nhiễm trùng bên trong cơ thể, có người mắc cả 2. Việc bác sĩ thừa nhận sai trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng rất phổ biến trên thế giới đó mọi người.
4. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể gây đau xung quanh rốn. Nó bắt đầu đột ngột và cơn đau di chuyển xuống phía dưới khi càng nặng hơn. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.
Bệnh này thường dễ nhầm với nhiều bệnh khác như: Bệnh Crohn, bệnh viêm vùng chậu, tắc ruột và viêm đại tràng…vì chúng có phần giống nhau.
5. Bệnh đau nửa đầu
Nhiều người bị đau nửa đầu mà không biết. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Với người bị đau nửa đầu, không có gì rõ ràng ngoài những cơn đau đầu dữ dội, đặc điểm là đau nhói hoặc đau dữ dội và có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Tuy nhiên có người bị bệnh này nhưng lại không biết. Bệnh này nhiều khi nghiêm trọng, và bệnh nhân thậm chí có thể bị liệt, và có khi rất tinh tế.
Ngoài ra nhiều bệnh nhân còn điều trị bằng loại thuốc không đúng với chứng đau nửa đầu thực sự mà mình mắc phải khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn.
6. Đau cơ xơ hóa
Hội chứng đau cơ xơ hóa là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Nó thường làm người bệnh đau khắp cơ thể.
Khi khám bệnh các bác sĩ dễ nhầm bệnh này với chứng viêm khớp vì chúng cũng gây ra những cơn đau cơ. Bệnh này rất khó chẩn đoán bởi không có xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện bệnh mà chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ mà thôi. Khi những cơn đau lan xuống bụng, bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm mọi người bị bệnh dạ dày hoặc đường ruột hay hội chứng ruột kích thích.
7. Đau tim
Ai cũng nghĩ cơn đau tim rất dễ chẩn đoán, điều này hoàn toàn sai lầm nha mọi người. Khi bị đau tim, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngực đau thắt, khó thở, một số người đau bụng, mồ hôi vã ra, nhưng một số người không xuất hiện những triệu chứng như vậy.
Nghiên cứu cho thấy nhiều người phụ nữ, trước khi xảy ra các cơn đau tim họ thường không cảm thấy đau ngực, đây là lý do tại sao đau tim ở nam giới thường được phát hiện sớm hơn so với phụ nữ. Các bác sĩ có thể đưa ra những kết luận sai lầm đôi khi người bệnh bị chẩn đoán là bệnh sỏi mật, viêm dạ dày hay chứng trầm cảm.
8. Lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của bệnh nhân sinh ra kháng thể tàn phá các cơ quan trong cơ thể. Bệnh này cực nguy hiểm, vì nó tấn công hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ là có phát ban hình cánh bướm trên má nhưng một số lại không xuất hiện dấu hiệu này vậy nên mới dễ chuẩn đoán nhầm.
9. Bệnh Parkinson
Bệnh này về thần kinh, xảy ra khi một nhóm các tế bào não bị thoái hóa. Khi các tế bào não bị thoái hóa, người bệnh khó cử động chân tay do bị run, cứng. Những triệu chứng này có thể nhầm lần với: Căng thẳng do stress, đột quỵ, một số chấn thương vùng đầu, hoặc bệnh Alzheimer.
10. Bệnh celiac
Bệnh này vốn không phổ biến nên cũng dễ bị chẩn đoán nhầm. Celiac là chứng dị ứng do phản ứng của cơ thể với gluten, khi ăn những loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, khiến niêm mạc ruột bị phá hủy, các chất dinh dưỡng không thể hấp thu vào cơ thể. Triệu chứng bệnh này thường là đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... khiến bác sĩ dễ nhầm với hội chứng ruột kích thích hoặc viêm dạ dày.
11. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường loại 2 nếu không được điều trị, có thể gây tổn thương các cơ quan chính của cơ thể, đe dọa mạng sống.
Tiến sĩ Fleming nói rằng, người mắc bệnh tiểu đường có thể mắc bệnh trong nhiều năm mà không biết vì không đi khám thường xuyên cho tới lúc bệnh nghiêm trọng mới đi khám và phát hiện.
12. Viêm loét đại tràng
Các bác sĩ chủ yếu chẩn đoán viêm loét đại tràng bằng cách loại trừ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Viêm loét đại tràng gây viêm đường tiêu hóa, cũng như gây đau, tiêu chảy.
Vì không có xét nghiệm cho bệnh này nên chủ yếu chẩn đoán bằng cách loại trừ. Các bác sĩ phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra bằng hình ảnh, xét nghiệm máu, đánh giá, và đôi khi phải loại trừ những bệnh khác.
13. Cường giáp
Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn thyroxine, sẽ gây ra tình trạng cường giáp. Người bệnh có thể hồi hộp, lo lắng hoặc cáu kỉnh và có thể bị rối loạn tâm trạng. Cũng có thể giảm cân, tim đập nhanh hoặc đổ mồ hôi bất thường…những biểu hiện này cũng thường dễ nhầm với nhiều bệnh khác.
14. Suy giáp
Cơ thể cảm thấy uể oải và tăng cân có thể là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxine. Nó cũng có thể gây rụng tóc, thay đổi nhu động ruột và dẫn đến nhạy cảm hơn với nóng và lạnh.
Tránh gây nhầm lẫn thì mọi người cần xem xét các triệu chứng và xét nghiệm máu để phát hiện nha.
15. Lạc nội mạc tử cung
Bệnh này có thể dẫn đến đau bụng dưới nghiêm trọng và các vấn đề mang thai.
Lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với những thứ khác gây đau ở cùng một khu vực, như u nang buồng trứng hoặc hội chứng ruột kích thích.
16. Viêm khớp dạng thấp
Đau nhức không rõ nguyên nhân cũng có thể do viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây viêm và sưng đau các khớp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Theo Tiến sĩ Fleming cho biết, giai đoạn đầu của bệnh này có thể bắt chước nhiều tình trạng khác - đôi khi chỉ là cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên cũng rất dễ nhầm lẫn.
Những thông trên hoàn toàn chính xác mình tham khảo được trên báo thấy ý nghĩa nên chia sẻ lại với mọi người. Mọi người cần nắm rõ những biểu hiện, dấu hiệu của những căn bệnh này để biết rõ hơn về chúng, hạn chế nhầm lẫn sang những căn bệnh khác nha mọi người. Việc chẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng vì nếu phát hiện sớm thì sẽ được điều trị kịp thời, đúng bệnh, phần trăm khỏi bệnh sẽ cao hơn.
Nguồn tổng hợp