Nếu bạn đã từng bôi cồn lên vết cắt hoặc vết thương hở khác, bạn sẽ cảm nhận được sự châm chích. Cồn thông thường không gây bỏng da nhưng một người có thể bị bỏng cồn, nếu cồn bắt lửa và chạm vào da. Việc điều trị bỏng cồn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Vết bỏng nhẹ, hoặc mức độ một, chỉ làm tổn thương lớp da bên ngoài và thường lành trong vài ngày. Các vết bỏng nặng hơn, bao gồm bỏng độ hai và độ ba, ảnh hưởng đến các lớp da sâu hơn. Đọc bài viết bỏng cồn nên làm gì mà Chữa Bỏng Sài Gòn chia sẻ dưới đây nhé!
Nguyên nhân bỏng cồn
Bỏng cồn thường xảy ra với hai nguyên nhân chính là tai nạn lao động và sinh hoạt hàng ngày như sử dụng bếp cồn để nướng cá, nướng mực, chất đốt trong phòng thí nghiệm, làm đẹp theo phương pháp tẩm cồn, trẻ nhỏ nghịch ngợm với lửa…. Đặc biệt khi cồn bám vào quần áo sẽ cháy rất nhanh, các bộ phận của cơ thể sẽ bị tổn thương trực tiếp. Sự tiếp xúc với cồn có thể gây bỏng nghiêm trọng chỉ tích tắc vài giây.
Nguyên nhân Bỏng CồnBỏng cồn có nguy hiểm không
Bỏng cồn gây nguy hiểm vì nó dễ dàng lan rộng, bắt cháy phá hủy các tế bào, mô. Cơ thể của bạn sẽ bị mất nước, nghiêm trọng hơn, những vết bỏng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mức độ nguy hiểm bỏng cồn phụ thuộc vào:
- Vị trí của vết bỏng.
- Diện tích vùng cơ thể bị bỏng.
- Khoảng thời gian tiếp xúc với cồn.
Vì vậy, Chữa Bỏng Sài Gòn khuyên rằng xử trí nhanh và đúng cách vết bỏng ngay từ đầu sẽ giảm tình trạng gây hoại tử, không bị sẹo…..
☛ Tham khảo thêm: Những điều cần biết về điều trị bỏng
Bị bỏng cồn bao lâu thì khỏi?
Bỏng nhẹ thường khỏi sau 3 – 6 ngày. Bỏng cấp độ 2 sẽ lành sau khoảng 2 – 3 tuần. Các cấp độ bỏng sẽ nói lên thời gian khỏi và lành của vết bỏng. Tuy nhiên, theo thực tế vết bỏng sẽ hồi phục theo từng phác đồ chữa bỏng của người bệnh với quá trình kiêng cử, nghe theo hướng dẫn của y bác sĩ, kết hợp với liệu pháp vận động cho bệnh nhân phục hồi chức năng các cơ quan.
Bỏng cồn có để lại sẹo?
Bỏng cồn có để lại sẹo hay không thì tùy thuộc vào thời gian phục hồi của người bệnh vì nó đòi hỏi sự kiên trì rất cao trong quá trình chăm sóc vết thương, kiêng cử trong hoạt động sinh hoạt, lựa chọn thực phẩm phù hợp hàng ngày.
Bệnh nhân bị bỏng cồn do giác hơi năm 2020Bỏng cồn nên làm gì?
Các y bác sĩ Chữa Bỏng Sài Gòn đưa ra giải pháp bỏng cồn nên làm gì nhằm giúp bệnh nhân xử lý kịp thời và hiệu quả:
- Tránh xa tác nhân gây bỏng như cởi bỏ quần áo, giày dép v.v.
Đa số người bệnh khi gặp ngọn lửa đều hoảng loạn chạy sang các vị trí kế bên khiến ngọn lửa lan rộng và bùng phát thành ngọn lửa lớn hơn. Ngọn lửa do cồn gây ra thường khó dập tắt hơn nếu vẫn còn có sự xuất hiện của cồn.
Hãy đưa người bị bỏng ra khỏi khu vực, dùng nước châm lửa hoặc dùng chăn dập lửa. Nhớ rằng đừng để mình mắc nguy cơ bị bỏng. Nước sẽ làm loãng nồng độ cồn và khiến cồn không thể phát lửa nữa.
Tránh xa tác nhân gây bỏng như cởi bỏ quần áo, giày dép…..- Xả dưới vòi nước mát vùng bỏng trong vòng 30 phút ngay sau khi bị bỏng.
Ngâm vết bỏng cồn trong nước còn giúp nồng độ cồn được pha loãng, giảm đau rát khó chịu. Tuy nhiên, không ngâm quá lâu và nếu để sau 15-20’ mới ngâm sẽ không có tác dụng, bởi nó chỉ làm hạ thân nhiệt toàn cơ thể, gia tăng nguy cơ chết mô, gây hoại tử vết bỏng.
Xả dưới vòi nước mát vùng bỏng trong vòng 30 phút ngay sau khi bị bỏng- Tuyệt đối không làm vỡ đám rộp nước; không bôi bất cứ thành phần nào lên vết bỏng, tránh làm nhiễm khuẩn vết thương, gây di chứng nghiêm trọng sau bỏng.
Không chỉ vết bỏng hở, kể cả vết bỏng chưa bị lột da thì vùng da lúc này cũng có những tổn thương nhất định, thường sẽ không còn khả năng bảo vệ. Nếu bôi những thành phần không đúng, nguy cơ làm thể tổn thương không nhỏ đến các mô mềm bên trong.
Khi nào cần phải tới bệnh viện?
Bạn sẽ cần quyết định xem có cần điều trị y tế thêm hay không khi có những dấu hiệu này:
- Vết bỏng lớn hơn kích thước bàn tay của người bị bỏng,
- Bỏng trên mặt, cổ, bàn tay, bàn chân, bất kỳ khớp nào hoặc bộ phận sinh dục.
- Bất kỳ chấn thương nào khác cần điều trị như va đập, trầy xước…
- Bất kỳ dấu hiệu sốc nào – các triệu chứng bao gồm lạnh, da sần sùi, đổ mồ hôi, thở nhanh, nông và yếu hoặc chóng mặt.
Bạn cũng nên đến bệnh viện nếu bạn hoặc người bị bỏng là:
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
- Bệnh nền như bệnh tim, phổi hoặc gan, hoặc tiểu đường…..
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV hoặc AIDS hoặc hóa trị ung thư.
- Hít phải khói hoặc hơi khói, họ cũng nên được chăm sóc y tế tại bệnh viện.
Thông qua bài viết trên, Chữa Bỏng Sài Gòn đã giải đáp thắc mắc bỏng cồn nên làm gì. Vết bỏng có bóng nước lớn, mẩn đỏ, chảy máu hay dịch,… cách tốt nhất và hiệu quả nhất nên đến gặp y bác sĩ. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0948381688 vì sức khỏe và tính mạng của người thân là trên hết, trước hết.
Chữa Phỏng – Bỏng Sài Gòn
Tự Tạo Màng Sinh Học (Không băng bó, Không rửa vết thương)
Hotline/Zalo: 0948381688