Đã 10 năm nay tuần nào tôi cũng phải đưa mẹ tới bệnh viện chạy thận để duy trì sự sống mọi người ạ.
Trước kia khi chưa bước tới đây, tôi còn nghĩ những bệnh nhân đi chạy thận ít nhất cũng phải như mẹ tôi hoặc lớn tuổi hơn rất nhiều.
Vậy nhưng khi đến đây, tôi mới chứng kiến nhiều cảnh ngộ và bản thân mình cũng 'vỡ lẽ' ra được biết bao nhiêu điều. Không phải một mà có rất nhiều người mơí 25, 30 tuổi như tôi cũng đã bị suy thận, tháng ngày phải dựa vào máy móc như mẹ tôi chứ không còn cách nào khác nữa. Cuộc đời ngắn ngủi, thử hỏi có ai muốn mình sống mà cứ phải gắn với cái máy chạy thận và chịu đựng những nỗi đau đó không. Đó thực sự sẽ là những ngày tháng 'cố gắng gượng cười để che đi nước mắt' đấy mọi người ạ.
Bệnh suy thận khiến rất nhiều người phải ròng rã chạy thận. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu
Tại sao đang ở tuổi sức khỏe dồi dào nhất mà nhiều người lại hỏng thận
Tất nhiên là bệnh tật đến từ rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong số đó chính là thói quen hàng ngày của chúng ta đấy.
Trong những lần đến gặp bác sĩ để nghe căn dặn và hỏi han về tình hình bệnh của mẹ, tôi thường xuyên nghe bác sĩ phàn nàn về thói quen thiếu lành mạnh khiến nhiều người còn trẻ đã 'hỏng thận'. Và một trong những vấn đề mà tôi nghe nhiều nhất lại chính là thói quen đã gắn bó hàng chục năm của người VN, nhất là thế hệ của bố mẹ chúng ta.
Ngày hôm nay, tôi phải nói ra, để mọi người dừng lại, dừng luôn hôm nay khi còn có cơ hội để cứu vãn
Mẹ tôi. Cũng bao năm vất vả vì chồng vì con, ăn uống tiết kiệm một phần, một phần cũng vì sở thích, nhưng bà ăn rất mặn. Đi ăn hàng hay đi đâu chơi bà cũng không ăn được vì 'chê nhạt'. Mấy chục năm không biết đã đưa bao nhiêu 'muối' vào người và cuối cùng thì thận cũng không chịu nổi.
Ngoài lời phàn nàn của các bác sĩ mà tôi được nghe trực tiếp ở đây, tôi còn đọc báo thấy chia sẻ của thầy thuốc ưu tú Tạ Phương Dung, phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, mỗi năm có 4 triệu người không qua khỏi do các vấn đề liên quan đến muối.
Trong khi đó 2 bệnh nền nguy hiểm là đái tháo đường và huyết áp cao là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh lý suy thận.
Điều này được giải thích như sau: Muối sau khi đi vào trong cơ thể sẽ khiến cho các mạch máu căng và trương lên, dần dần làm cho mạch máu xơ cứng hình thành tăng trương lực cơ dẫn đến huyết áp cao.
'Không ít người cho rằng, tỷ lệ huyết áp cao ở Việt Nam là do áp lực, mệt mỏi hay stress gây ra. Vậy nhưng thực tế tỷ lệ tăng huyết áp liên quan đến lượng muối tiêu thụ mỗi ngày...', BS Dung lý giải.
Chuyên gia này nói rằng, ở Hà Nội, khi áp lực cuộc sống rất cao thì tỷ lệ người dân bị huyết áp cao chỉ ở mức 11%, trong khi Nghệ An có tỷ lệ huyết áp cao hơn 20%.
Khi so sánh với lượng muối tiêu thụ hằng ngày, các nhà nghiên cứu thấy người Hà Nội ăn trung bình 9gr/ngày trong khi người Nghệ An có tỷ lệ ăn muối cao hơn.
Không chỉ tác động xấu đến huyết áp, thói quen ăn mặn còn ảnh hưởng trực tiếp đến thận của chúng ta. Cụ thể thì muối có thể gây ra các chứng bệnh như thận nhiễm mỡ, sỏi thận và làm tăng nguy cơ 'ra đi' do bệnh tim...
Điều này được giải thích là do việc ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể buộc phải thu nạp nhiều nước hơn, tình trạng tích tụ nước dẫn đến tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, lúc này buộc thận phải làm việc nhiều để lọc máu.
'Những người bị bệnh thận nếu có thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh ngày càng nặng. Ngược lại, nếu như giảm lượng muối thì chức năng thận sẽ được cải thiện', Bác sĩ Dung cho biết.
Thói quen ăn mặn gây suy thận. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu
Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm để cứu thận và cứu chính mình, đó là hãy ăn nhạt đi nhé mọi người
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tiêu thụ hàng ngày với 1 người bình thường không ăn quá 6gr, còn với người bị cao huyết áp không được ăn quá 5gr. Ngoài ra, người bị suy tim không quá 4gr và người bị thận mạn chỉ nên tiêu thụ không quá 2gr.
'Chẳng hạn trong 1 con mực khô 100gr chứa lượng muối cao bằng lượng muối tiêu chuẩn người bình thường được phép ăn cả ngày. Vì thế nếu hôm đó lỡ ăn hết con mực thì cũng hết tiêu chuẩn ăn muối của ngày hôm đó.
Ngoài ra một món ăn khác mà người Việt Nam rất thích, nhất là trẻ em và người bận rộn, đó là mỳ tôm cũng chứa lượng muối cao. Trong 1 gói mỳ chứa 1,8-2 gr muối, nếu như ăn 2 gói mỳ tức là hết khẩu phần muối của 1 ngày', Bác sĩ Dung chia sẻ.
Ngoài đồ khô thì theo Bác sĩ Dung, muối còn có cả trong rau, trái cây, thịt, cá hay gà... Đặc biệt Các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như xúc xích có chứa lượng muối rất lớn. Vì thế cần hạn chế các thực phẩm này để giảm lượng muối tiêu thụ.
Theo bác sĩ Dung, việc thay đổi khẩu vị của một người không phải làm chuyện dễ dàng, vì thực tế khó có thể giảm ăn mặn được chỉ trong 1, 2 ngày. Vì vậy, để bảo vệ thận của chính mình, mọi người cần giảm ăn mặn mỗi ngày một ít thì sẽ có hiệu quả.
Chẳng hạn nên hạn dùng các món kho, muối dưa hành. Khi nấu ăn thay vì dùng muối nêm nếm, mọi người có thể thay bằng bột canh, hạt nêm hoặc xì dầu.
Tóm lại thói quen ăn mặn của nhiều người Việt hiện giờ chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, đái tháo đường, cũng là lý do khiến nhiều người mắc bệnh thận, lâu dần dẫn đến suy thận như thông tin báo chí vừa chia sẻ ở trên đó mọi người.