Hôm qua sang nhà ông anh trai thăm chị dâu mới sinh, thấy em bé gần 1 tháng cứ khóc ngặt nghẽo trên tay mẹ, lúc ngủ cũng phải bế ẵm nếu không sẽ rất hay giât mình tỉnh giấc, mà tỉnh rồi thì lại quấy khóc.
Mình bảo hay cho bé đi khám dinh dưỡng xem sao, thì chị bảo "ừ cũng đang định đầu tuần này cho con ra viện kiểm tra đó".
Trong lúc nghỉ trưa mình tranh thủ vào mạng tìm hiểu xem các dấu hiệu của bé là bệnh gì, thì đọc được bài viết cảnh báo trẻ thiếu vitamin D có triệu chứng y hệt các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn:Internet
Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị thiếu vitamin D
Vitamin D là vi chất rất quan trọng với cơ thể, nếu thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em, và loãng xương ở người lớn, được đặc trưng bởi tổ chức hữu cơ của xương không được khoáng hoá. Vì vậy, việc nhận biết đúng để bổ sung vitamin D cho trẻ kịp thời là rất quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận thấy một em bé thiếu vitamin D như sau:
Những dấu hiệu về biến đổi xương có thể xuất hiện sau vài tháng thiếu vitamin D. Con của những bà mẹ bị mềm xương có thể bị còi xương trong vòng 2 tháng sau khi sinh.
Dấu hiệu sớm: Ban đầu, những dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu từ hệ thần kinh.
Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm).
Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm).
Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo), da xanh, lách to.
Dấu hiệu muộn: Đây là những dấu hiệu thiếu vitamin D ở xương và những dấu hiệu này có thể xuất hiện tại những bộ phận khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh.
Trẻ chậm mọc răng và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi...
Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp.
Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm, trở lại bình thường khi nhấc tay ra (dấu hiệu quả bóng bàn), đầu bẹt.
Bướu xương sọ, thường ở vùng trán, vùng đỉnh.
Đầu xương cổ tay to, phì đại thành "vòng cổ tay".
Chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống.
Có thể bị co giật do hạ canxi máu.
Còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ sẽ nhìn thấy cẳng chân bị biến dạng và chậm phát triển thể lực. Biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại di chứng cho thời kỳ trưởng thành, xương sống có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.
Ngoài ra, việc chẩn đoán xác định tình trạng thiếu vitamin D dựa vào lâm sàng và một số xét nghiệm cơ bản.
Những trẻ dễ bị thiếu D nhất
Trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500g), trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (đặc biệt là trong những tháng mùa đông) và trẻ không được bú mẹ, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, bà mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong thời gian mang thai.
Giải pháp phòng chống thiếu vitamin D ở trẻ
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi.
Thực hiện chế độ ăn đa dạng với đầy đủ dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi và phospho...
Cần bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn của trẻ như sữa, phomat, bánh quy, dầu ăn, các loại ngũ cốc hay bột dinh dưỡng...
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên sẽ đảm bảo cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Thời gian tắm nắng trong khoảng 15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.
Dự phòng và điều trị sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ.
Dự phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến thiếu vitamin D như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, bệnh viêm tụy và viêm thận.
Nguồn: Tổng hợp