Các bố, các mẹ thân mến!



Cuộc thi “Trắc nghiệm trực tuyến – Bệnh mùa lễ Tết” đã chính thức kết thúc vào 21h00 ngày 21/3/2014. Sau những ngày thi tài thú vị, chắc hẳn bố mẹ cũng đã tích lũy thêm được rất nhiều thông tin xoay quanh các căn bệnh phổ biến trong mùa này. Và sau đây BTC xin công bố đáp án của 10 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo thông tin giải thích để bố mẹ có thế nắm được rõ hơn và có cách chăm sóc, bảo vệ các con luôn khỏe mạnh.



Đáp án 10 câu hỏi trực tuyến:



1. Để ngăn ngừa sự lây lan của cúm gia cầm sang người, chỉ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm liên quan đến gà, vịt?



B. Sai



Cúm A (H5N1) và A (H7N9) là những bệnh cúm do virus gây ra trên gia súc, gia cầm và rất hiếm khi lây sang người. Thế nhưng, chỉ cần tiếp xúc với những gia cầm hoặc sử dụng thịt gia cầm có mang virus, bạn vẫn có nguy cơ bị cúm gia cầm tấn công. Việc hạn chế các loại thực phẩm liên quan đến gà, vịt là chỉ một cách để ngăn ngừa sự lây lan của cúm gia cầm sang người, dù vậy thì cúm gia cầm vẫn rình rập khắp nơi và rất dễ lây lan. Do đó, cần sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn trước và sau khi chế biến thức ăn, đi vệ sinh, làm thịt gia súc gia cầm… khi hắt hơi che miệng và mũi bằng tay hoặc khẩu trang y tế, khăn mặt sau khi tiếp xúc với dịch từ đường hô hấp cần giặt sạch, rửa tay sau khi tiếp xúc với chất dịch ở đường hô hấp.



2. Vi rút cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người và có thể gây chết người?



A. Đúng



Bệnh cúm gia cầm lây sang người - A(H5N1) và A (H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng, qua tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.


Bệnh diễn biến nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân.



3.
Đã có vắc xin phòng ngừa vi rút cúm gia cầm A (H5N1) và A (H7N9)cho người?



B. Sai



Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin nào để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút cúm ở người. WHO đang phối hợp với các đối tác của mình để phát triển vắc xin và một số sản phẩm hiện đang được thử nghiệm về hiệu quả và độ an toàn.



4.
Khi bị cúm gia cầm chỉ cần uống Tamiflu là sẽ an toàn?



B.
Sai



Tamiflu là thuốc điều trị cúm tuýp A và cúm tuýp B ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ, trong thời gian có cúm virus lưu hành.
Tamiflu chỉ có tác dụng tốt trong vòng 48 tiếng đầu sau khi xuất hiện những triệu chứng của cúm : suy hô hấp, sốt cao, ho khan … Vì vậy khi người thân hoặc gia đình có những dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên môn gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.



5. Có thể ăn thịt, trứng hoặc các sản phẩm từ gia cầm sau khi đã nấu chín kỹ từ 70oC trở lên?



A.
Đúng



Do các vi rút cúm không hoạt động được trong điều kiện nhiệt độ được sử dụng để nấu ăn (700C trở lên), nên các sản phẩm từ thịt và trứng vẫn có thể được sử dụng an toàn với điều kiện là đã được xử lý đúng trong quy trình chế biến thực phẩm và nấu chín kỹ (tất cả các phần của thực phẩm phải đạt 700C trở lên, Ví dụ: thịt gia cầm không còn màu hồng). Ở những nơi bùng phát dịch, việc tiêu thụ các sản phẩm thịt sống hoặc sơ chế và trứng có nguy cơ rủi ro cao và không nên được khuyến khích. Các con vật bị ốm hoặc đã chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân đều không nên ăn. Không sử dụng trứng sống hay trứng lòng đào (ốp la). Sau khi chế biến thịt sống, phải rửa tay kỹ bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn. Rửa và khử trùng tất cả các bề mặt và đồ dùng đã tiếp xúc với thịt sống.



6.
Rửa tay với xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn là có thể phòng ngừa cúm A (H5N1) và A (H7N9)?



A. Đúng



Vi rút H5N1 và H7N9 đều dễ dàng bị tiêu diệt khi tiếp xúc với dung dịch hóa học hay nước sát trùng. Vì thế, cần chú ý sau mỗi lần tiếp xúc với thịt sống chưa nấu chín phải rửa tay sạch với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn rồi mới đụng chạm vào thức ăn đã được nấu chín trước đó để tránh lây nhiễm chéo. Và sau khi chế biến thịt, trứng cần tiếp tục rửa tay lại bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn.



7.
Khi không được điều trị kịp thời, các biến chứng của sởi có thể gây mù lòa, tàn phế hoặc tử vong?



A.
Đúng



Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.



8.
Bệnh thủy đậu có thể lây truyền qua đường hô hấp?



A.
Đúng



Khi người bị bệnh Thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các vi rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy bệnh dễ bùng phát thành dịch. Bệnh Thuỷ đậu có thể lây truyền và xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học...



9.
Người bị thủy đậu có thể lây bệnh cho người khác trước, trong và sau khi phát ban?



A.
Đúng



Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp của người bệnh.


Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh, cần chú ý việc giữ gìn vệ sinh nơi ở và cơ thể, thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm và dùng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn thường xuyên.



10.
Khi bị thủy đậu cần kiêng gió, kiêng nước nên không tắm, lau rửa cho bệnh nhân?



B.
Sai



Đây là một nhận định sai lầm có thể dẫn đến biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Cần cho bệnh nhân tắm nhanh bằng nước âm pha với các dung dịch vệ sinh. Cần chú ý giữ sạch tay bằng dung dịch rửa tay diệt khuẩn, cắt ngắn móng tay để không làm vỡ các bọng nước. Với trẻ nhỏ nên cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm cho đỡ ngứa. Tuyệt đối không tắm lá hoặc bôi các loại thuốc điều trị ngoài da khi không có hướng dẫn của bác sĩ.



BTC cũng xin chúc mừng 30 bố mẹ đã có đáp án chính xác và nhận được giải thưởng của chương trình.


10 phần quà đầu tiên sẽ được trao cho 10 bố mẹ có câu trả lời đúng và nhanh nhất. 20 phần quà còn lại sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên trong những người có câu trả lời đúng.



Sau đây là danh sách 30 thành viên nhận được quà.
































































































































STTNickname / ID
1thq.
2nhimtrang0712
3xu_map_soc
4nghia1983
5mecuabannheem
6mebongly01
7thocon161
8boxiong
9mehuong79
10thuhien2008
11thuhabn
12concanh
13mínhinhphohue
14Hawaai
15phuonganhkh2013
16Carrot117
17mecuabinh
18thethinguyen
19me_heoconvang
20mamythuong
21kieunguyenbe
22photo155
23bocuacuti
24thiepdn
25bangoaibuoi
26trangasc77
27mibebon
28mẹ cuBơ
29inhminhon
30puppyolds



30 bố mẹ có tên trong danh sách trúng thưởng vui lòng gởi thông tin cá nhân về cho Ban tổ chức bao gồm: ID Webtretho, họ tên đầy đủ, CMND, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà riêng (hoặc công ty) về đia chỉ email btc_lifebuoy2013@webtretho.com.vn trước 18h00 ngày 24/03/2014 để BTC tiến hành gửi quà nhé.



Cuộc thi “Trắc nghiệm trực tuyến – Bệnh mùa lễ Tết” cũng là hoạt động cuối cùng khép lại một năm chương trình “Bệnh theo mùa không đùa được đâu” do Lifebuoy và Webtretho đồng hành tổ chức. Đây là một chương trình với nhiều hoạt động giáo dục, tư vấn sức khỏe dành cho các bé và cả gia đình. Hi vọng trong suốt thời gian tham gia chương trình, các bố mẹ đã có thể trang bị cho mình những kiến thức vững vàng về cách chăm sóc và bảo vệ gia đình trước những hiểm họa từ những căn bệnh theo mùa.



BTC xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của bố mẹ thời gian qua và hi vọng sẽ cùng được đồng hành cùng bố mẹ và các bé trong những chương trình bổ ích và thiết thực hơn nữa!



Thân mến,



BTC_Lifebuoy