Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng thiếu protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ, nhất là chiều cao. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, não bộ và theo đó, ảnh hưởng tới tương lai phát triển của bé sau này. Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng của cơ thể rất yếu, rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng và dễ dẫn đến tử vong.



Tại Việt nam, theo điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 25% vào năm 2005. Như vậy hiện nay có 1 triệu bé đang bị suy dinh dưỡng thấp còi.




(Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ để lại hậu quả đáng tiếc về sau)




Có 3 cấp độ trẻ bị suy dinh dưỡng mẹ cần lưu ý:



· Suy dinh dưỡng nhẹ (suy dinh dưỡng độ I)


Cân nặng còn 75-89% cân nặng của trẻ bình thường, lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn, chưa có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.



· Suy dinh dưỡng trung bình (suy dinh dưỡng độ II)


Cân nặng còn 60-74% cân nặng của trẻ bình thường, mất lớp da bụng, mông, chi; rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.



· Suy dinh dưỡng nặng (suy dinh dưỡng độ III)


Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường, gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má. Thường xuyên rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, sống; tinh thần mệt mỏi, chậm chạp, hay quấy khóc, cơ nhão.


Với những bé có biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi nặng, mẹ cần xem đây là căn bệnh cần đặc biệt quan tâm và điều trị kịp thời. Đồng thời mẹ cũng phải thật cẩn thận khi chăm sóc bé, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và chú ý những điểm sau:- Nếu bé bị mất nước, cần cho trẻ uống ORS hoặc nhỏ giọt dạ dày dung dịch ORS theo hướng dẫn của bác sĩ


- Để hồi phục dinh dưỡng, chống được nguy cơ hạ đường huyết, hạ thân nhiệt và giảm tử vong, cần cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và ăn các loại thức ăn giàu năng lượng. Nguyên tắc cho ăn là:


+ Ăn nhiều bữa trong ngày


+ Tăng dần calo lên theo ngày điều trị.






(Bổ sung dinh dưỡng đa dạng và hợp lý cho bé)



- Nếu trẻ không tự ăn được bằng thìa phải cho ăn bằng ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày.


- Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, cần lựa chọn cho bé một sản phẩm sữa đặc chế có hỗ trợ tiêu hóa để bé dễ hấp thu dưỡng chất hơn.



Một lời khuyên khác từ các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, thấp còi, dù ở giai đoạn nào, mẹ cũng cần bổ sung sữa đặc chế cho bé.



Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam hiện nay còn rất cao, tuy nhiên các sản phẩm sữa cho nhóm trẻ emnày còn hạn chế. Thấu hiểu được nhu cầu của xã hội và với tâm huyết góp phần vào việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Vinamilk với thương hiệu Dielac đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm chuyên biệt cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Sản phẩm Dielac Grow Plus của Vinamilk chú trọng vào công thức đặc chế Gain Pro nâng cao năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng RNI được đề nghị bởi tổ chức quốc tế FAO/WHO, dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.





Đặc biệt, Dielac Grow Plus còn thêm vào thành phần hàm lượng sữa non Colostrum, đạm Whey & chủng lợi khuẩn BB12 – nguồn dinh dưỡng chỉ có trong sản phẩm của Dielac Grow Plus. Đây cũng chính là điểm tạo nên sự khác biệt rất lớn của Dielac Grow Plus so với các sản phẩm khác dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên thị trường hiện nay.




**** Thông tin trong bài viết được tư vấn bởi chuyên gia TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn – Giảng viên Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM, Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Việt Nam