Cơm thì ngày nào mà không nấu, không ăn. Ăn mỗi ngày làm mỗi ngày thành thói quen nên ai cũng nghĩ là đúng cho đến khi có những nghiên cứu từ những người chuyên gia dinh dưỡng mới biết được đó là cách làm chưa đúng….



Hầu hết đều nấu cơm bằng nước lạnh vì nghĩ rằng cách nấu như vậy cơm vừa chín đúng quy trình lại không làm hại nồi. Có người còn giải thích rằng khi nấu như vậy gạo sẽ được chín từ từ, cơm sẽ chín đều và dẻo ngon. Còn nếu sử dụng nước nóng sẽ khiến gạo bị chín ép, hạt cơm dễ bị trương, làm mất vị ngon của cơm.


Tuy nhiên ít ai biết rằng phương pháp đó là sai lầm, không chỉ làm giảm đáng kể vị ngon của cơm mà còn làm thất thoát rất nhiều chất dinh dưỡng có trong gạo.


Thực tế thì hoàn toàn ngược lại, các chuyên gia cho rằng nấu cơm bằng nước nóng tốt hơn nấu bằng nước lạnh rất nhiều.


Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết, nước nóng sẽ giúp hạt gạo nhanh chín hơn, đồng thời rút ngắn được thời gian nấu, như vậy cơm sẽ chín đều và dẻo hơn. Hơn nữa, phương pháp nấu cơm bằng nước nóng cũng giúp giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng có trong gạo, do đó nồi cơm nhà bạn sẽ ngon hơn hẳn.


Trong khi đó, nếu dùng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo sẽ có một thời gian dài ngâm trong nước khiến chúng dễ bị trương lên và các chất dinh dưỡng cũng theo đó hòa tan ra trong nước. Kết quả là nồi cơm của bạn sẽ nhạt nhẽo, mất đi vị thơm ngon cần có lại không còn bổ dưỡng.


Mặt khác, khi nấu cơm bằng nước nóng, lớp vỏ ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại, tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt và cũng giữ lại được các chất dinh dưỡng.


Phương pháp nấu cơm đúng nhất:


- Nếu bạn sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, chỉ cần vo gạo rồi cho gạo vào nồi, đổ nước sôi vào, đậy nắp, cắm điện và bật nút "nấu".


- Nếu bạn sử dụng bếp gas, bếp điện hay bếp củi thì đun sôi nước trước rồi mới đổ gạo từ từ vào, khuấy đều, đậy vung nồi, đun nhỏ lửa, đợi cơm sôi.


webtretho


Ngoài ra, khi nấu bằng nước nóng, bạn nên hạn chế mở vung nồi cơm để tránh cho gạo tiếp xúc với không khí và không nên chà xát gạo quá kỹ khi vo để giữ lại các dưỡng chất như protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,…


Tổng hợp