Sau khi biết loại công trùng nhìn đáng sợ này có thể xem như một thần dược thì nó bỗng trở thành đặc sản quý hiếm được săn lùng như vàng. Có thời điểm, giá bán mối chúa lên tới 70.000 đồng/con hay 300 ngàn/con và hot hơn cả đuông dừa xưa giờ.



webtretho



Đây là một loài công trùng được mua bán kiếm tiền bộn của một số người:


Ở chợ biên giới An Giang hay các khu vùng núi Tây Nguyên thì khá nổi tiếng về buôn bán côn trùng đặc biệt là mối chúa bởi tương truyền mối chúa có tác dụng “bổ thận và tăng cường sinh lực”.



Ở An Giang thì người dân ở đây sống bằng nghề bắt mối và cũng cho biết để diệt mối tận gốc chỉ có cách là bắt được mối chúa. Một công đôi việc, mỗi con mối chúa được bán với giá khoảng hơn 20.000 -30.000 đồng/con. Ở đây mỗi ngày một người kiếm khoảng vài trăm ngày vì mối hoành hành và sinh sôi nảy nở hoành hành tới cỡ nào.


Ngoài ra, việc “săn” mối chúa thường thấy ở núi rừng Tây Nguyên, một số các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ như Phú Yên, Bình Thuận,….



Thậm chí trên thị trường hiện nay, mối chúa có giá trung bình từ 6-7 triệu đồng một kg, tùy loại mối có kích thước khác nhau. Mỗi người sành nghề một ngày có thể bắt được hàng chục con mối, mỗi con tùy kích cỡ bán lẻ từ 20.000 - 40.000 đồng.



webtretho


Cận cảnh loài mối chúa được săn lùng làm đặc sản.


Vì sao mối chúa được bán mắc hơn cả đuông dừa


Có 3 lý do:


- Thứ 1, Đuông dừa chỉ để ăn nhấm cho vui thì món Mối chúa này có tác dụng dinh dưỡng đặc biệt. Nhiều vùng, nhiều người cho rằng mối chúa tập trung nhiều chất dinh dưỡng, có thể coi là vị thuốc tăng cường sinh lý, đặc biệt tốt cho người yếu thận thì loài côn trùng này bỗng trở thành đặc sản. Nó còn có tác dụng chữa thấp khớp, đau lưng nếu ngâm làm rượu thuốc.



- Thứ 2, Mối chúa được xem là món ăn có nhiều đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu thông. Từ con mối chúa, mối hậu người ta có thể làm nhiều món khác nhau từ rang, xào, hấp, chiên. Nên quán xá, nhà hàng đến thực khách phương xa đều săn lùng mối chúa như tìm vàng và sẵn sàng trả mua với giá cao.



-Thứ 3, ngày trước, người dân chỉ cần vào rừng khoảng 1 tiếng đồng hồ là có thể kiếm được cả chục con mối chúa nhưng ngày nay, mối chúa đang ngày càng trở nên khan hiếm.



webtretho


Rượu mối chúa được coi như "thần dược" giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. (Ảnh: thegioicontrung)




Việc kiếm tiền từ loài côn trùng này không hẳn là tốt


Do mối chúa đang ngày càng trở nên khan hiếm. Dù giá mối tăng dần theo thời điểm và kích thước nhưng vẫn không đủ để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, mối chúa loại nhỏ có giá 25.000 - 30.000 đồng một con, loại dài hơn 10cm có thể bán với giá tới 70.000 đồng.



Nên với tình trạng khan hiếm và giá đắt như thế này chỉ lo là sẽ có nhiều người tìm cách nuôi mối để bán. Việc này không may chút nào vì loài côn trùng này có sức tàn phá và gây hại khá lớn.


Hiện giờ dù chỉ có một số doanh nghiệp, cơ sở nhỏ lẻ nuôi mối để làm thức ăn cho tắc kè, rắn mối,.. Nhưng sợ rằng với tình trạng này tiếp diễn thì người ta sẽ nuôi mối để bán cho quá xá, nhà hàng, bán lẻ để người dân mua về ngâm rượu,...Mà nếu nuôi không khéo thì nó rất có hại, thất thoát ra ngoài nó sẽ sinh sản rất nhanh và phá hoại hết sức tàn khốc .



Cảnh báo với ai đã và đang muốn kinh doanh mối hay:


* Nếu không chắc thuật xin đừng kinh doanh.



* Chỉ tìm và nuôi những loài có sẵn ở địa phương.


* Không nuôi trong thành phố.


* Không để mối thất thoát ra ngoài. Nếu ngừng nuôi, phải tiêu hủy hết.



Cả nhà nhớ share để mọi người có ý thức hơn trong việc kinh doanh nha. Chứ em thấy trước đó vụ đuông dừa í, cấm thì cấm và phạt thì phạt chứ nhiều chỗ vẫn kinh doanh trái phép đấy ạ. Chưa kể món ăn này nó nhìn ghê, khủng khiếp như thế nào. Mà tự nhiên chỉ vì con đuông dừa hay con mối chúa cỏn con bán trong quán ăn với giá 20.000-40.000 đồng/con mà tàn phá đi hàng đống thứ thì không đáng tí nào. Trong khi người ta sở mối phải thuê người đi dò la, tìm bắt và tiêu diệt thì mình nuôi thêm quá đáng sợ. Em chỉ tổng hợp kiến thức và đưa ra ý kiến vậy, cám ơn các mẹ đã đọc và chia sẻ cho những người khác.



Một số thông tin về loài mối


Mối là loại côn trùng sống theo bầy đàn. Mối chúa, hay còn được biết đến với tên mối hậu có màu trắng đục và kích thước to bằng ngón tay cái. Mối chúa thường dài khoảng 10 - 15mm, đầu nhỏ, bụng to hơn các loại mối khác để sinh sản, đẻ trứng. Thoạt nhìn, người ta có thể thấy nó như một con sâu đất “khủng”.



Mối chúa có tuổi thọ trung bình lên đến 10 năm. Những năm đầu tiên trong vòng đời của mình, loại mối này chỉ sinh rất ít trứng. Khoảng 4 đến 5 năm sau, khi mối chúa phát triển hoàn thiện thì có thể sinh từ 8000 đến 10000 trứng mỗi ngày. Thực hiện xong nhiệm vụ sinh sản của mình, mối chúa sẽ chết.



Tháng 5 và tháng 6 là thời điểm mối chúa giao phối và sinh sản. Sau 10 ngày, mối chúa bắt đầu đẻ trứng, sau hai tháng thì mối thợ và mối lính sẽ ra đời. Lúc này, lượng mối phát triển khá nhiều nên người dân dễ dàng tìm được tổ mối để đào bắt mối chúa. Do đang trong mùa sinh sản nên mối chúa thường cho chất lượng tốt nhất.



Thường thì mỗi ụ mối rừng sẽ có 2 mối chúa, một mối chúa to và 1 mối chúa nhỏ nằm bên cạnh. Trong quá trình đào bắt, những người đào tìm sẽ chỉ bắt mối chúa to còn để mối nhỏ lại để tiếp tục công việc sinh sản, tránh hiện tượng cạn kiệt.



Những người có kinh nghiệm cho biết, mối chúa thường làm tổ trong khu vực đất cứng, dạng tổ ong và nhô lên cao so với mặt đất bằng phẳng. Phải là người trong nghề, chuyên đi bắt mối chúa mới có thể tinh ý phát hiện được ổ của chúng.



Mối đực và mối cái chỉ thuần túy bay tách bầy mà không giao phối trên không. Khi rơi xuống đất chúng mới tìm chỗ làm tổ, trở thành mối vua và mối chúa, giao phối và bắt đầu xây dựng bầy đàn mới. Trong bầy đàn có những ấu trùng mối vua và mối chúa làm dự bị sinh sản. Nếu mối vua và mối chúa chính bị bắt hoặc chết đi thì các ấu trùng sẽ thay thế.



Để phát triển bầy đàn. Với tổ kiến, bạn nhất định phải bắt được kiến chúa, trong khi với tổ mối thì bạn chỉ cần bắt được ấu trùng mối vua và mối chúa là đủ. Chúng sẽ tự phát triển thành mối vua và mối chúa chính thức. Chính vì lẽ đó mà việc treo thưởng cho người bắt được mối chúa (phá đê) như chính sách ngày xưa có lẽ không đem lại hiệu quả.



Video liên quan:


Bắt mối chúa trong tổ nghìn con ở Đắk Lắk


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/mejDMM6B67-480x360.jpg



Xem thêm bài viết liên quan:


<>Việt Nam cấm buôn bán đuông dừa, bán sẽ phạt nặng, lý do vì....


<>Bí mật đằng sau sự thành công của muối tôm Tây Ninh


<>Mặt hàng bán 1 lời 1 mà tấp nập người mua, doanh thu 100 triệu/tháng