Đến hôm nay em mới biết được nguyên nhân khiến mình hôm nào ăn sáng xong cũng bị đầy bụng, hóa là vì ổ bánh mì các mẹ ạ. Tại sáng thường em không có thời gian nấu nướng nên toàn ra mua tạm bánh mì về ăn. Bánh mì lại còn có nhiều loại, dễ ăn mà tiện. Với cả, nếu mua về không ăn đến hoặc không hết thì có thể ăn trong ngày hoặc để mai ăn cũng được. Vậy nên, hầu như sáng nào em cũng mua bánh mì ăn, mỗi ngày một loại để thay đổi.
Tuy nhiên, không hiểu tại sao cứ ăn xong là em lại thấy đầy bụng, bụng ấm ách khó chịu cực nhé. Có hôm em đổi thử sang món khác thì không bị gì nhưng em không nghĩ là do bánh mì đâu. Đến hôm nay, khi đọc được bài báo đăng tải phân tích của bác sĩ tiêu hóa Masatsugu Fukushima (Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Nhật Bản) thì em mới biết bánh mì có thể gây ra tình trạng này thật.
Bên cạnh đó, bánh mì còn gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe nữa cơ. Cụ thể là những gì thì mình sẽ chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nhé.
Bánh mì buổi sáng đúng là tiện nhưng không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
Đầy bụng, khó tiêu
Tác hại đầu tiên mà bạn dễ gặp phải khi ăn bánh mì chính là nó khó tiêu, để lâu trọng bụng nên dễ khiến bạn bị đầy bụng.
Một nghiên cứu cho thấy: Bánh mì sẽ lưu lại trong dạ dày trong suốt 6 giờ. Hơn nữa, nó cũng khó tiêu hóa hơn các thực phẩm khác. Vì thế, bạn dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó chịu sau khi ăn.
BS. Masatsugu Fukushima nói rằng: Không ít lần khi khám cho bệnh nhân, ông phát hiện hầu như bánh mì, cơm và mì udon còn nguyên trong dạ dày.
Nhà y học Peng Shuyi (Hong Kong) đã chỉ ra rằng: Chất nhũ hóa, chất tạo men và gia vị đều được thêm vào bánh mì. Những chất này nếu được cho nhiều hoàn toàn có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Bị tiêu chảy và dị ứng
Thông thường, khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ được dạ dày tiến hành tiêu hóa. Sau đó, nó được chuyển tới ruột non và tiếp tục bị phân hủy rồi đào thải ra ngoài. Song, với bánh mì thì nó có chứa gluten nên có thể ảnh hưởng tới quá trình này.
Gluten giúp bánh mì mềm và có tính kết dính. Theo BS. Masatsugu Fukushima, chất này có thể không được niêm mạc ruột non tiêu hóa và hấp thụ thuận lợi. Khi ruột non xuất hiện những chất dính này, chúng sẽ vướng vào nhung mao ruột non và cản trở quá trinh tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Từ đó dẫn tới hiện tượng đau bụng, tiêu chảy hoặc dị ứng.
BS. Wu Zhenghan (GĐ Khoa Dị ứng, Trung tâm Dị ứng, Miễn dịch và bệnh thấp khớp – BV Dalin Tzu Chi) cho hay: Dị ứng gluten là dạng khó tiêu. Nếu không thể tìm thấy nguyên nhân khiến bạn bị khó chịu ở bụng trong thời gian dài thì có thể liên quan tới dị ứng gluten.
Chuyên gia cảnh báo tác hại khi ăn bánh mì buổi sáng thường xuyên. Ảnh minh họa, nguồn: epochtimes
Hại thận, tăng nguy cơ bị K dạ dày
Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng bánh mì không mặn vì không có muối. Tuy nhiên, đây là một ‘cái bẫy’. Dựa trên dữ liệu phỏng vấn của chuyên gia Dinh dưỡng Zhao Hanying (GĐ Trung tâm Tư vấn Chuyên gia Dinh dưỡng và Sức khỏe Chenguang) cho hay: Bánh mì nướng trắng đúng là không có vị mặn. Song, cứ 100g bánh mì nướng (tương đương với 1 lát bánh mì) có thể chứa 500 – 600mg natri. Trong khi đó, hàm lượng natri trong 100g khoai tây chiên là 300 – 400mg.
Việc bạn thường xuyên ăn bánh mì vào buổi sáng đồng nghĩa với việc đưa lượng lớn muối vào cơ thể. Từ đó dẫn tới tình trạng phù nề và táo bón.
Bên cạnh đó, BS. Masatsugu Fukushima còn cảnh báo: Muối có thể gây kích thích màng nhầy của hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Kích ứng này là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị K dạ dày. Việc hấp thụ nhiều muối còn phá hủy màng nhầy bảo vệ dạ dày và gây ra các triệu chứng viêm.
Ngoài ra, cơ thể hấp thụ nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận như viêm thận, suy thận.
Gây viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
BS. Masatsugu Fukushima cho hay: Bánh mì được làm từ lúa mì. Nó cần được nướng ở nhiệt độ cao trước khi sử dụng nên vỏ bánh mì thường có màu nâu cháy.
Trong bánh mì có chứa các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường. Đồng thời, nó cũng gây viêm ở nhiều cơ quan như: Mạch máu, thận, cơ. Đồng thời, khi tích tụ ở lượng nhất định, nó dẫn tới tình trạng xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, K và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Điều đáng ngại hơn là chất này rất khó đào thải. Có khoảng 7% AGEs không thể đào thải ra ngoài mà sẽ tích dần lại trong cơ thể.
Tăng nguy cơ bị đái tháo đường
Hormone như cortisol và andrnaline được tiết ra nhiều hơn vào buổi sáng. Trong khi đó, 2 loại hormone này lại làm tăng đường huyết. Việc nạp carbohydrate vào buổi sáng khiến đường huyết tăng cao hơn so với buổi chiều. Mà bánh mì lại có hàm lượng carbohydrate cao.
Do đó, nếu bạn ăn bánh mỳ vào buổi sáng, đường huyết sẽ tăng lên rất nhanh. Tình trạng đường huyết tăng nhanh và giảm đột ngột trong 1 – 2 giờ sau bữa ăn được gọi là tăng đột biến đường huyết. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nếu không ăn bánh mỳ, vậy buổi sáng chúng ta nên ăn gì?
+ Trứng:
Nghiên cứu của Viện Khoa học Dinh dưỡng (Đại học Connecticut, Mỹ) chứng minh: Những người chăm ăn trứng vào buổi sáng thì có cảm giác no lâu, tiêu thụ ít calo hơn so với người ăn bánh mì. Do đó, việc ăn trứng vào buổi sáng có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Về mặt sức khỏe, trong lòng đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin. Đây là hai chất chống oxy hóa giúp phòng rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Trứng còn có chứa choline chất lượng cao với tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ và gan. Ngoài ra, những người chăm ăn trứng vào bữa sáng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim.
Ăn trứng buổi sáng rất tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa, nguồn: LĐ
+ Yến mạch:
Yến mạch có nhiều chất cơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp cải thiện chức năng gan. Năm 2017, Tạp chí International Journal of Molecular Sciences từng đăng tải nghiên cứu chỉ rõ: Thành phần beta glucans có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch, hỗ trợ chữa bệnh viêm gan hiệu quả.
Đồng thời, nó còn thích đẩy quá tình giảm chất béo dự trữ trong gan. Nhờ vậy mà có thể bảo vệ lá gan. Song, điều này vẫn cần thêm bằng chứng chứng minh.
+ Cá:
Là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích ăn cá vào buổi sáng. Bởi, nó mất khá nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, vào buổi sáng thường thì mọi người có xu hướng sử dụng thực phẩm tiện lợi và không có mùi tanh như cá để dễ ăn. Tuy nhiên, tại Nhật Bản – đất nước nổi tiếng sống thọ thì ăn cá vào buổi sáng là thói quen hàng ngày. Việc ăn cá vào buổi sáng giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm dài tiêu hao. Đồng thời, phòng các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu trên World Journal of Gastroenterology đã chứng minh: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ… có thể làm giảm triệu chứn của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đồng thời, ngăn chặn sự tích tụ chất béo dư thừa ở gan, duy trì mức độ enzyme cần thiết trong gan.
+ Trái cây:
Ăn trái cây vào buổi sáng cũng là sự lựa chọn khôn ngoan. Bởi, trong trái cây có chứa nhiều vitamin, kali, chất xơ cùng các chất chống oxy hóa. Mặc dù nhiều dưỡng chất song hàm lượng calo trong trái cây lại tương đối thấp. Vì thế, việc ăn trái cây vào buổi sáng có thể đánh thức cơ thể sau một đêm ngủ. Vitamin và khoáng chất có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi ăn trái cây, bạn nên ăn cùng sữa chua để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, có một số loại trái cây giàu tính axit như cam, quýt… thì bạn nên cân nhắc, nhất là những người có vấn đề về dạ dày.
Sữa chua là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS
+ Sữa chua:
Sữa chua có hàm lượng protein cao. Đặc biệt, lợi khuẩn sinh học có lợi như Bifidobacteria trong sữa chua rất dồi dào. Đây là loại vi khuẩn rất có ích với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường nhu động ruột hoạt động tối ưu hơn.
Mặt khác, sữa chua lại có rất ít chất béo, carb và đường. Vì thế, đây là thực phẩm thích hợp để bạn nhẹ nhàng khởi đầu ngày mới.
+ Quả óc chó:
Óc chó, hạnh nhân… là những loại hạt có nhiều công dụng với gan. Nó giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Lý do là vì trong những loại hạt này có chứa nhiều axit béo không bão hòa, vitamin E và các chất chống oxy hóa.
Do đó, thường xuyên ăn quả óc chó vào buổi sáng vừa giúp bạn lấp đầy chiếc bụng rỗng lại còn bảo vệ gan trước những tổn thương nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vì hạt óc chó có hàm lượng calo khá cao. Vì vậy, chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ăn kiêng giảm cân thì nên cân nhắc.
+ Rau xanh họ cải:
Theo các chuyên gia, bữa sáng khoa học luôn cần có sự xuất hiện của rau xanh. Các loại rau họ cải không chỉ giàu dinh dưỡng, có tác dụng giải nhiệt mà còn chế biến rất nhanh, không tốt nhiều thời gian.
Những loại rau họ cải như súp lơ xanh có tác dụng giảm glucosinolate, hỗ trợ sản xuất enzyme trong gan. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng và phòng nhiều bệnh K như K ruột, miệng… Đây cũng là tác dụng tương tự của những loại rau xanh họ cải.
Không phải tự nhiên mà đọc báo hay thấy người ta khuyến cáo ‘hãy ăn sáng như nhà vua’ đâu các mẹ. Vì sau một đêm ngủ thì buổi sáng cần cung cấp chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ khả năng bắt đầu hoạt động. Nếu bữa sáng mà bị lơ là thì dễ dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý đấy. Vì thế, sáng hãy cố gắng thức dậy sớm chút và chuẩn bị bữa sáng chứ ăn bánh mì ít thôi. Thỉnh thoảng ăn một bữa thì được chứ ngày nào cũng ăn là dễ có chuyện lắm đó.