1-Giai đoạn 1 (5-6 tháng)
Giai đoạn 2 (7-8 tháng)
Giai đoạn 3 (9-11 tháng)
Mình thấy mua dụng cụ nấu cháo mắc và cũng khá phí (vì mình thấy nó cũng đơn giản). Bé nhà mình được 7 tháng rồi, ăn cháo cũng ít, Mình nấu cháo cho bé nhà mình như sau: mình vo gạo rồi ngâm 1 lúc sau đó bỏ vào tô thủy tinh (bạn chọn tô nào chịu được nhiệt á) đong đủ lượng gạo và nước như mong muốn, sau đó để tô đó vào giữa nồi cơm rồi nấu cơm như bình thường. Cơm chín là cháo cũng chín luôn đó bạn.Như vậy nấu cháo khá đơn giản mà không tốn nhiều xiền để mua cốc nấu cháo, hihi
Cám ơn chị chủ top đã share thông tin rất bổ ích ạ :). Sẵn đây các chị cho e hỏi luôn là theo e đọc từ những chia sẻ của mẹ Ôỉ thì ăn dặm kiểu Nhật sẽ cho bé ăn thức ăn riêng và cháo riêng. Nhưng khi e áp dụng thử thì bé có vẻ k thích lắm như cách trộn lẫn cháo và thức ăn (rau, thịt). Các mẹ có kinh nghiệm gì về vấn đề này chỉ e với ạ. Tks các mẹ nhiều :)
Mẹ nó cứ tách riếng từng loại thức ăn,rồi cho bé ăn xen kẽ cả 2 kiểu. Nghĩa là cứ thìa cháo, thìa thức ăn, rồi bạn lại trộn 1 góc cháo với thịt, rau....cho ăn lẫn. bé sẽ thích đấy bạn ạ. Bé nhà bạn mấy tháng rồi? Nếu còn nhỏ thì nên trộn thêm ít cháo nghiền vào bát thức ăn để tạo độ trơn
234722Chào các mẹ!
Mình mới giai nhập diễn đàn. Khi cutý nhà mình chuẩn bị ăn dặm thì mình cũng tìm hiểu và rất thích phương pháp tập ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật. Mình đã áp dụng và bé nhà mình ăn rất tốt, không phải ép bé ăn như những cảnh chúng ta thường thấy. Hiện Cutý được 7,5 tháng, 8,5kg, ăn được cháo hạt đặc, thịt băm hoặc xé nhỏ, rau củ thì thái hạt lựu nhỏ luộc nhừ, rau lá thì băm nhỏ; bé đã có phản xạ nhai. Bé có 4 răng, có thể ăn hết 1 chiếc bánh quy Marie, ăn dưa hấu hoặc thanh long cắt hạt lựu.... Tất nhiên khi áp dụng theo phương pháp này phải linh động, tùy theo khả năng ăn của bé và điều kiện gia đình. Nhà mình thì bình thường nên mình cho bé ăn những thức ăn sẵn có, bé no rồi là mình thôi không cho ăn nữa. Thấy Cutý phát triển tốt nên cả nhà đều ủng hộ.
hi, mình cũng cho con ADKN, con mình giờ 7 tháng 2 ngày , ăn được , cháo giờ mình để nguyên hạt rùi nghiền dẹp dẹp, thỉnh thoảng còn vài hạt nguyên thì bé nuốt tốt,có cẩm giác nguyên hạt con vẫn nuốt được, nhưng chưa dám thử, đọi vài bữa nữa. thịt gà, cá thì mùnh mài qua cái bàn mài, nhưng rau củ thì dùng máy xay,chưa dám băm..nhưng mình có thắc mác là có vẻ bé ăn thô được nhưng ko thích ăn đặc lắm, mình nấu 1:7 thấy sao đặc quẹo hà, bé nuốt và thìa là gây, phải cho thêm ít nước vào.chắc nuốt đặc làm bé mỏi. vậy có sao ko các mẹ? mình lo lo sợ con ko ăn đặc được
Nên mua ghế ăn bạn ạ để tập cho bé ngay từ đầu có thói quen là khi ăn ngồi một chỗ. Nếu tập ngay từ những bữa ăn đầu tiên thì bé sẽ dễ dàng hợp tác hơn vì trong đầu bé sẽ xuất hiện mối liên kết ngồi ghế ăn là được ăn. Hiện nay có rất nhiều loại ghế ăn trên thị trường với giá cả đa dạng để phù hợp với túi tiền của từng mẹ. Hoặc mẹ nó chịu khó canh xem có ai thanh lý không thì mua. Ghế ăn có thể dùng đến khi 3 tuổi nên đây cũng là khoản đầu tư xứng đáng. Khi bé mới 5, 6 tháng ngồi chưa vững thì chèn lót thêm bằng gối cho bé, quan trọng khi ăn là lưng và cổ thẳng, cố gắng hoàn thành bữa ăn trong vòng 10-15' cho bé đỡ mỏi. Tầm 5, 6 tháng lượng ăn của bé ít nên nếu bé hợp tác thì thời gian ăn cũng nhanh thôi.
Về bộ chế biến ăn dặm thì để tiết kiệm mẹ nó có thể mua cái rây nhỏ 10k trong siêu thị, sau đó chuyển sang rây mắt to hơn hình như là 30K. 2 cái này chỉ dùng đến hết 6 tháng, sang tháng thứ 7 là ăn nguyên hạt và thịt rau băm rồi.
Thời gian đầu nấu cháo bằng nồi cơm điện cũng ok, nấu lượng nhiều chút để khỏi dính nồi sau đó bạn chia vào hộp nhỏ bỏ ngăn đá. Trước khi nấu ngâm gạo 30' cho cháo mềm. Sau khi rút điện thì để thêm 15' rồi hãy mở nồi. Muốn đong tỉ lệ thì bạn xin cái thìa trong hộp sữa meji, thìa đó 5ml tương đương 5g gạo. Còn nước thì đo bằng bình sữa. Nấu nồi cơm điện hay bay hơi thì đổ nhiều nước hơn một chút.
Mình có một cách nấu cháo,theo mình là rất tiết kiệm thời gian và thật sự ổn,nhất là với các bé mới bắt đầu ăn dặm phải nấu một lượng cháo rất ít.Gạo thì lấy một ít ngâm trong nước ấm khoảng 30',sau đó bạn dùng bình giữ nhiệt (bình này thường dùng để mang theo nước ấm pha sữa cho bé,có lẽ nhà nào cũng có),cho hết gạo đã ngâm vào,đổ một lượng nước sôi gấp khoảng 7,8 lần lượng gạo (cái này thì tùy vào độ nở của gạo,làm lần đầu thì lần sau sẽ biết phải cho vào bao nhiêu nước mà tăng giảm theo),sau đó đậy kín nắp lại.Mình thường làm khoảng 9h tối hôm trước,7h sáng hôm sau thì đổ cháo ra,cháo sẽ nở bung bét,rất mềm,lại còn nóng.Nếu bé còn nhỏ thì rây rất dễ,còn như con mình 7 tháng thì chỉ cần dùng cái muỗng lớn đánh tơi một chút là măm tốt.
Phần 3 của topic "Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật" đã tới trang 151. Theo quy định của diễn đàn thì đã tới lúc lập phần tiếp theo. HB rất vinh dự được các mẹ tín nhiệm làm người mở đầu phần 4 của "Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật".
Dưới đây là phần 3: thực đơn cho các bé ăn dặm kiểu Nhật - phần 3
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm không hề mới (bằng chứng là Nhật áp dụng từ đời nào rồi), nhưng khi sang tới Việt Nam thì lại trở thành một cuộc cách mạng trong nhận thức chăm con khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Vì sao lại thế?
Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có một chế độ ăn lành mạnh, phong phú và đa dạng.
Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có thể phát triển kỹ năng nhai nuốt - gọi chung là ăn thô - theo đúng giai đoạn phát triển của mình, và từ đó khiến cho mẹ nhàn hơn khi chăm bé.
Là vì ăn dặm kiểu Nhật, ngoài việc hướng dẫn cách tập cho bé ăn, còn đồng thời tạo cảm hứng về việc tập cho con tự lập trong cuộc sống ngay từ lúc bé - một kỹ năng quan trọng cho cuộc đời bé sau này.
Topic này, từ phần 1, ra đời nhằm giúp đỡ các mẹ đang cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật có thể tham khảo các thực đơn phong phú: vừa đa dạng ngon miệng, nhưng cũng đơn giản nhanh gọn để đổi món cho bé yêu của mình.
Topic cũng là nơi các mẹ share các công thức yêu thích của con mình, "show hàng" khoe thành quả nấu nướng của mình vì con - một việc tuy hơi vất vả tỉ mẩn nhưng cũng rất vui, và cũng là nơi chia sẻ mọi băn khoăn lo lắng của các mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Nhật.
HB mong rằng, nhờ có các phần 1, 2, 3 và 4 này, và sau này sẽ là phần 5, 6. v.v...; sẽ có nhiều mẹ thành công trong việc cho bé ăn dặm, để bữa ăn trở thành một thú vui của cả 2 mẹ con, và là một trong những bài học đầu đời về cách sống cho bé.
Sau đây là phần chính: Thực đơn 100 món ăn dặm - đúng kiểu chế biến của Nhật - chia theo từng giai đoạn để các mẹ tham khảo nhé:
GIAI ĐOẠN 5 ~ 6 THÁNG:Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày
Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm
Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)
Cháo : 5 gr - 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)
■ 1. CÀ RỐT NGHIỀN
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
■ 2. CHÁO BẮP/ CHÁO NGÔ NGỌT
Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.
Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
■ 3. SÚP BÁNH MỲ SỮA
Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát
Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên.Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp
Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.
■ 4. CHÁO ĐẬU CÔ VE
Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
■ 5. CHÁO RAU CHÂN VỊT
Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
■ 6. SÚP KHOAI TÂY SỮA
1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)
Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.
Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
■ 7. MỲ (Udon) NẤU NƯỚC RAU CỦ
20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.
(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p (2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.
Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm.
■ 8. SÚP SỮA BÍ ĐỎ
20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)
(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p (2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.
■ 9. THẠCH TÁO TƯƠI
1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.
(1) Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm. (2) Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào LVS trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.
Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon.
■ 10. NƯỚC ĐÀO VỚI CHANH
1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.
Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nc chanh là ok.
Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết.
■ 11. THẠCH CÀ CHUA
1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh
(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn (2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.
Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường.
■ 12. SỮA CHUA DƯA LƯỚI
1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.
Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.
Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua.
■ 13. TÀO PHỚ VỊ CAM
1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.
Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.
Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn.
■ 14. TÁO NGHIỀN
1/4 quả táo
Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong LVS trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.
Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền.
■ 15. SỮA ĐẬU NÀNH TRỘN CHUỐI
1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành
Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.
Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát.
■ 16. SÚP SŨA CHUA DÂU TÂY
2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.
Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.
Dâu tây là loại quả giàu vitC nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.
GIAI ĐOẠN 7 ~ 8 THÁNGSố bữa dặm: 2 bữa/ngày
Số lượng sữa: giảm dần lượng sữa theo yc của bé.
Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm: (tức là cộng thêm loại thực phẩm bé ăn được, ko phải cộng thêm số lượng)
Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
Cháo : 40-80 gr (corn flake, macaroni, )
Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại
■ 17. CHÁO MẬN MUÔI
4 thìa cà phê cháo trắng, 1/4 quả mận muối (ô mai mận), 1 chút tỏi tây (?).
Nghiền cháo trắng cho nhuyễn. Mận muối bỏ hạt, nghiền nhuyễn, cho lên mặt cháo cùng với tỏi tây.
Làm mềm ô mai mận bằng cách ngâm quả ô mai trong nước nóng già khoảng 10p. Cách này cũng giúp quả ô mai bớt mặn.
■ 18. CHÁO CÁ THỊT TRẮNG VÀ CÀ RỐT
50g cà rốt, 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng), 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô), 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn)
(1) Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .(2), Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm (3) Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nc dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.
Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nc lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh.
■ 19. CHÁO ĐẬU CÔ VE VÀ VỪNG ĐEN
1 thìa đậu cô ve luộc chín, 4 thìa cháo trắng, 1 thìa nước dashi (hoặc nc rau củ hay nc hầm xương đều đc), vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.
Cho đậu cô ve vào nc dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.
Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được.
20. SỐT THỊT GÀ BĂM NẤU KHOAI MÔN
(70g) khoai môn, 2 thìa thịt gà bằm, bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh), 2/3 cup nc dahsi (100ml), 2 thìa hành lá bằm nhuyễn, nước tương (xì dầu) vừa đủ.
Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2p. Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nc dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p). Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là ok.
Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt.
Còn tiếp nhưng bạn Ngố đòi đi ngủ rồi, vì thế HB sẽ post tiếp vào hôm sau nhé!
Đây là kinh nghiệm của con nhà mình. Giai đoạn 7-8 tháng mình tăng độ thô cho con thế này.Cháo nguyên hạt ko nghiền: để làm quen cho bé thì nên tập cho bé ăn mỗi thìa cháo bằng 1/2 thìa cháo có nghiền và ko kèm thêm thịt rau gì. Vì cháo cũng có độ trơn nên bé nhai ẩu thì cũng có thể nuốt đc
Các loại rau lá thì theo bảng độ thô của con thì vẫn là băm/thái nhỏ
Các loại rau củ thì thái miếng 0.5cm luộc/hấp mềm. Khi ăn thì gắp/xúc từng miếng cho con để con tập nhai và làm quen độ thô. Khi đã quen rồi thì có thể xúc 2,3 miếng một lần
Đạm: các loại thịt lợn/bò/ gà thì giai đoạn này vẫn là xay/băm nhuyễn hòa nước lạnh để tránh vón cục. Cá cũng có thể xắt miếng 0.5 cm vì thịt cá mềm
Trong một bữa ăn thì chỉ cần có 1 món thô hơn để bé tập các món khác nấu như bình thường. Con mình tập ăn thô hơn từ cháo (ăn vài bữa cho quen độ thô) rồi chuyển sang các loại rau củ rồi sang cá.
Đây là link thực đơn giai đoạn 7-8 tháng để các mẹ tham khảo (mình đã post từ bài ở phần 3 giờ post lại để các mẹ dễ tìm)
http://www.mediafire.com/?4lmoemvbaf48ba9