Khi mới sinh ra, bộ máy tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện nên trẻ sơ sinh dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, trong đó không thể không nhắc đến chứng táo bón. Táo bón thường xuyên làm trẻ khó chịu, mệt mỏi, ăn ít và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Vậy khi trẻ bị táo bón phải làm sao để cải thiện? Mẹ cần làm gì để bé mau khỏe?

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh là khi trẻ khó ị hoặc không ị thường xuyên như bình thường. Tùy theo loại sữa mà bé sử dụng thì hệ tiêu hóa của bé sẽ bài tiết khác nhau. Với các bé bú mẹ hoàn toàn, trong khoảng 12 tháng đầu, các bé sẽ đi ngoài từ 1 – 2 lần/ngày ; còn với các bé bú thêm hoặc hoàn toàn bằng sữa bột thì số lần đi ngoài sẽ giảm đi (ít hơn 1 – 2 lần/ngày).


Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, các biểu hiện dễ nhận biết nhất mà mẹ thường gặp như : bé trở nên biếng ăn, quấy khóc, không đi ngoài hoặc đi ngoài ít hơn bình thường (nếu đi ngoài thì phân có thễ sẽ vón cục, rắn và rặn khó khăn), quan sát bụng của bé sẽ thấy bụng cứng và phình to hơn do đầy hơi, khó tiêu hóa.

Khi trẻ có các biểu hiện trên, trước hết các mẹ cần bình tĩnh để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh hay gặp nhất gồm có: trẻ thiếu nước do bú ít, trẻ sử dụng sữa công thức sớm, sữa mẹ bị nóng do chế độ ăn uống không khoa học, do tác dụng của các thuốc điều trị hoặc do các bệnh lý bẩm sinh,… Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ có thể áp dụng các phương pháp xử lý tương ứng với từng nguyên nhân để dần cải thiện tình trạng trên.

>>Xem thêm: những loại thực phẩm làm mát sữa mẹ

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

Nếu táo bón kéo dài lâu ngày, trẻ có thể bị bệnh trĩ hoặc nguy hiểm hơn là nứt trực tràng. Do đó, các mẹ nên nhận biết sớm tình trạng này và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh:


Cho trẻ uống thêm nước và bú đúng cữ sữa mỗi ngày


Thông thường, với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần bú sữa mẹ là đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Tuy nhiên, với các bé đang gặp tình trạng táo bón thì cơ thể bé đang thiếu hụt nước nên các mẹ có thể bổ sung thêm nước với lượng khoảng 200ml/ngày cho bé. Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú đúng cữ sữa mỗi ngày để bé tập quen với việc nạp dinh dưỡng định kỳ, từ đó sẽ hạn chế tình trạng bỏ bữa, biếng ăn do quá giấc, quá bữa.

>>Xem thêm: thuốc canxi sau sinh giảm đau nhức tê bì chân tay

Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của bản thân


Với các bé bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất mà bé hấp thu. Chính vì vậy, trong thời gian cho con bú, nếu mẹ ăn các thực phẩm cay nóng, khó tiêu, ăn thiếu chất xơ… thì sữa sẽ bị nóng, thiếu dinh dưỡng gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vì thế, trong giai đoạn này, các mẹ nên ăn các loại thực phẩm lợi sữa, mát sữa và giàu dinh dưỡng như thịt đỏ, các loại trái cây, rau xanh, cá, tôm,… đồng thời tăng cường bổ sung các vi chất cần thiết như DHA, sắt cho mẹ sau sinh, canxi, kẽm,… Khi chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ và toàn diện thì nguồn sữa cho bé cũng sẽ dồi dào và chất lượng, rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ.


Bên cạnh đó, mẹ cho con bú cần chú ý lựa chọn viên uống bổ sung sau sinh dễ hấp thu, sử dụng đúng cách để không gây ra tình trạng lắng cặn, nóng trong, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé.

>>Xem thêm: viên sắt nào không gây táo bón 

Thay đổi loại sữa công thức phù hợp


Với các bé có sử dụng sữa công thức, nếu trẻ bị táo bón, các mẹ có thể xem xét lại thành phần dinh dưỡng của loại sữa đang sử dụng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia để thay đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến trẻ bị táo bón khi sử dụng sữa công thức là do cách pha sữa không phù hợp, vì vậy, các mẹ cần lưu ý pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì (cả về lượng sữa, lượng nước và nhiệt độ nước) để có bình sữa đảm bảo chất lượng nhất.

Massage nhẹ nhàng cho trẻ


Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng của trẻ sau mỗi bữa sữa để thúc đẩy nhu động ruột, giúp cho hoạt động tiêu hóa của bé trở nên dễ dàng hơn.

Đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường


Ngoài các nguyên nhân khách quan thì táo bón ở trẻ còn có thể do nguyên nhân bệnh lý bẩm sinh trong cơ thể gây ra. Các bệnh lý phổ biến như : to đại tràng, bệnh lý về tuyến giáp,… Khi phát hiện các biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

>>xem thêm: sau sinh uống sắt và canxi đến khi nào

Trên đây là phương pháp chữa trị trẻ bị táo bón hiệu quả cho các bậc phụ huynh dễ dàng áp dụng tại nhà. Táo bón trong một thời gian dài gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ, vì vậy mẹ nên áp dụng những lời khuyên trên để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho cơ thể của con.