Chuyện là hôm rồi, em được dịp nói chuyện với mấy bà chị có con trong tuổi ăn dặm nên mới biết là các mẹ ít chuẩn bị món, thực phẩm đa dạng cho con quá ạ :(. Chị thì bảo, thấy con ăn được món nào thì cứ tích cực cho ăn món đó để con ăn được nhiều hơn, mau cứng cáp. Cũng có chị than rằng không có thời gian chuẩn bị lích kích, nấu món mới sợ con không chịu hợp tác thì cũng “công dã tràng” mà thôi… Không biết ý kiến các chị ở đây thì sao ạ?
Thú thật, bản thân em chăm con vẫn còn non tay lắm, nhưng riêng khoản ăn dặm thì em đã tìm hiểu rất kỹ nên cũng tự tin một chút ạ. Nên tiện đây em chia sẻ một vài lợi ích và cách mang đến bữa ăn đa dạng cho con, mong các chị có thể tham khảo cũng như đóng góp cho em ý kiến để mình cho các bé ăn đa dạng hơn, nuôi con tốt hơn nhé!
1. Phát triển thể chất, hoàn thiện hệ tiêu hóa:
Theo em được biết, thông thường sau 6 tháng con sẽ tăng khoảng 0,3 kg/tháng, và sau năm đầu con chỉ tăng khoảng 2 kg/năm mà thôi. Có thể thấy là với thể trạng như vậy, con cũng có nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng khá cao đó ạ. Do đó mặc dù hệ tiêu hóa của con lúc này còn khá non nớt, không ăn được lượng lớn thức ăn nhưng mẹ cần lưu ý cho con bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp các bé yêu phát triển thể chất tốt hơn, hệ tiêu hóa có thể làm quen với các nhóm chất khác nhau và dần hoàn thiện. Vì thế, mẹ nên cung cấp những bữa ăn dặm đầy đủ và đa dạng, đảm bảo đủ 4 nhóm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cho con nha!
Nguồn ảnh: Shutterstock
2. Làm quen với nhiều thực phẩm có hương vị và kết cấu khác nhau:
Các chị ơi, ăn đa dạng không có nghĩa là cùng lúc cho con ăn càng nhiều loại thực phẩm càng tốt đâu ạ. Từ tháng thứ 8 trở đi, như em nói ở trên, khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, mình cần cho con thử đa dạng thực phẩm, nhưng mẹ khéo cần tinh ý chia lượng thức ăn vừa đủ và kết hợp với nhiều bữa ăn khác nhau mẹ nhé. Từ đó, các con cần có thời gian để thích nghi, học cách nhai, đảo và nuốt thức ăn, nên mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm tùy vào từng giai đoạn như sau:
- Trước giai đoạn ăn dặm – dưới 8 tháng: thịt gà, lòng đỏ trứng gà, cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng); rau củ (bí đỏ, cà rốt, bông cải, khoai lang, cải ngọt, cải bó xôi).
- Giai đoạn ăn dặm – 8 đến 12 tháng tuổi: Mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thịt (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), hải sản (tôm), rau củ (cà chua, nấm, bắp cải, rau dền, mồng tơi)
Bởi vậy, bên cạnh thịt, cá, trứng, bí… mẹ hãy thử cho con ăn thêm các loại rau có lá màu xanh thẫm nha. Ví dụ như rau muống, cải bó xôi, rau ngót… Quan trọng hơn, mẹ hãy nhớ đổi món cho con mỗi ngày hoặc tốt hơn nữa là mỗi bữa, kết cấu món ăn từ lỏng đến đặc, vị từ ngọt đến mặn nha.
3. Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh:
Cho con ăn đa dạng các loại thức ăn không những giúp bé làm quen với nhiều hương vị, tập tiếp nhận các dưỡng chất khác nhau, mà còn giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn đa dạng còn giúp mẹ hiểu hơn về khẩu vị của con và biết được con có dị ứng thực phẩm nào không. Đối với bất kỳ loại thức ăn mới nào, em cũng thường cho con thử từng chút một để xem có dị ứng hay không ạ.
Bên cạnh những bữa chính như bột, cháo, cơm, em cố gắng bổ sung cho con 1-2 bữa phụ mỗi ngày với trái cây, bánh ăn dặm, sữa chua… Lúc mới bắt đầu tập ăn dặm – lúc con tầm 8 tháng tuổi, em nghiền nhuyễn các loại trái cây (bơ, chuối, đu đủ, lê, táo) cho con ăn, dần dần sau một thời gian, em chuyển sang cắt thành miếng dễ cầm để tập cho con cầm và tự cắn ăn, từ đó giúp con hoàn thiện khả năng nhai, nuốt. Ngoài ra em còn bổ sung cho con bánh ăn dặm Gerber. Cho con dùng loại này ưng ý vô cùng vì sản phẩm không những bổ sung thêm Sắt, vitamin E mà còn có nhiều hương vị đa đạng như dâu táo, việt quất, chuối… giúp con làm quen với nhiều vị mới. Quan trọng là bé rất thích snack nên con cũng vui vẻ hơn ở những bữa ăn phụ. Em thường để con tự ăn bánh Gerber luôn vì bánh có độ giòn vừa phải, tan nhanh trong miệng nên hạn chế được nguy cơ trẻ bị hóc nghẹn đấy các mẹ ạ!
Trên là một số bí quyết của em, mẹ nào có cách hay để làm đa dạng bữa ăn dặm của con thì chỉ giáo để em và nhiều mẹ khác học hỏi nhé ;)