Việc làm như thế nào để giúp con thông minh ngay từ trong bào thai đang là vấn đề được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều cha mẹ chưa thể tìm được câu trả lời cho mình.


Băn khoăn cách giúp con thông minh


Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa sản A Bệnh viện Từ Dũ: Để cho bé khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe bản thân tốt, nên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết. Các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.


Giai đoạn thai kỳ và cho con bú là cơ hội vàng để kích thích trẻ thông minh hơn


Song song, mẹ nên cho bé nghe nhạc từ sau tuần lễ thứ 18 sẽ kích thích phát triển trí não của trẻ. Mẹ nên chọn những loại nhạc có âm hưởng êm dịu du dương, những bài hát ru, những câu hò, dòng nhạc đồng quê. Ngay cả những tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót, những câu chuyện kể cũng có tác động tích cực đến nhân cách bé sau này. Em có thể cho bé nghe nhạc từ đĩa hát để cả gia đình cùng nghe với âm lượng vừa phải. Nếu ở phòng làm việc, để tránh ảnh hưởng đến mọi người em có thể mang đai chuyên dụng nghe nhạc dành cho bà bầu.


Bố mẹ thường xuyên âu yếm vuốt ve và nói chuyện với bé cũng giúp bé phát triển về chỉ số thông minh cũng như chỉ số cảm xúc về sau.


Ngoài ra, tinh thần người mẹ thoải mái, gia đình hạnh phúc và tràn đầy niềm vui và tiếng cười góp phần không nhỏ đến phát triển trí não của trẻ.Dinh dưỡng cũng được quan tâm không kém


Không chỉ quan tâm đến các tác động từ bên ngoài, các bậc cha mẹ cũng có hàng loạt câu hỏi tập trung vào yếu tố dinh dưỡng giúp bé có thể thông minh gởi về cho bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM.


Trả lời cho câu hỏi của các độc giả bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Có thể tóm tắt một số yếu tố chính yếu sau:


Dinh dưỡng: Chú trọng đầy đủ chất béo để phát triển hệ thần kinh để chuẩn bị cho trí thông minh của trẻ sau này, canxi để phát triển chiều cao, vitamin và chất khoáng để phát triển các cơ quan. Một số các chất dinh dưỡng được khuyến cáo cụ thể trong thai kỳ là: thực phẩm giàu đạm=150-200g/ngày, rau xanh=300g/ngày, trái cây tươi=250g/ngày, sữa=2-3 ly/ngày, canxi=1000mg/ngày, axit Folic=600mcg/ngày, cholin=450mg/ngày, sắt=60mg/ngày, vitamin D=400mg/ngày... Đặc biệt là DHA=200mg/ngày.


DHA là một chất béo tham gia vào cấu trúc của tế bào thần kinh và thị giác nên nhu cầu thường rất cao trong giai đoạn bộ não của bé đang được hình thành như trong thai kỳ hoặc 2 năm đầu sau sinh. Việc bổ sung DHA trong giai đoạn thai kỳ và cho trẻ dưới 2 tuổi đã được chứng minh rằng có thể giúp gia tăng chỉ số IQ cho trẻ. DHA vốn có nhiều trong trứng, sữa, cá biển béo... Tuy nhiên trong các trường hợp nhu cầu tăng cao như ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ dưới 2 tuổi thì rất khó cung cấp đủ DHA qua chế độ ăn thông thường, vì vậy cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA qua khẩu phần ăn hàng ngày cho các đối tượng trên.


Các thực phẩm cần hạn chế trong thai kỳ: Cà phê, trà đặc, nước tăng lực, thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động, tức là chỉ hít khói thuốc do người khác hút). Tuyệt đối không sử dụng bất cứ thức uống có cồn trong thai kỳ.


Duy trì cuộc sống tinh thần lạc quan, vui vẻ, ít các kích xúc về tinh thần như giận dữ, cáu bẳn, lo lắng... tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, đi bộ nhiều, tránh ngồi một chỗ lâu.


Cẩn thận trong sinh hoạt: mang giày thấp, quần áo rộng rãi thoáng mát, hạn chế đi xa trong thai kỳ.


Đi khám thai định kỳ và theo dõi thật sát sự phát triển của thai.