Câu chuyện của ông bố quê Hà Nội dưới đây đã trở thành “nhân chứng” cho sức sống mãnh liệt của con người trước căn bệnh K máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương trong suốt 15 năm.
Ngày xưa chưa hiểu biết nhiều nên cứ hễ nghe nói tới ai đó bị bệnh K là sợ run cầm cập, nghĩ rằng đến lúc 'trời kêu ai nấy dạ", sẽ chuẩn bị cho những ngày tháng cuối đời để về với tổ tiên. Vậy nhưng thực tế không phải vậy đâu cả nhà ạ, thật sự vẫn có phép màu cho những bệnh nhân không may mắc bệnh các loại bệnh K nguy hiểm, chẳng hạn như câu chuyện của người đàn ông quê Hà Nội dưới đây.
Quả thực, cuộc sống dẫu có tàn nhẫn đến đâu đi chăng nữa, việc cần làm là phải bình tĩnh, mọi người ạ. Mình vừa đọc được câu chuyện của một ông bố quê Hà Nội với 15 năm chiến đấu với căn bệnh K máu, vừa chăm chỉ làm việc để nuôi hai con đỗ đại học mà vừa xúc động lại vừa khâm phục anh ấy quá chừng. Nhận ra rằng khi đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn...
Cụ thể thì mình đọc được thông tin này trên trang Dân Trí, xin phép chia sẻ lại thông tin cho mọi người cùng tham khảo để lan tỏa câu chuyện tích cực này với nhiều người hơn, nhất là với những ai đang điều trị bệnh K máu có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật đến cùng nhé!
Đây là câu chuyện của anh Phạm Văn Thuấn (ở Ứng Hòa, Hà Nội). Hơn 15 năm trước, gia đình anh phải đối mặt với cú sốc khá lớn, khi anh là trụ cột gia đình nhưng lạinphát hiện mắc căn bệnh K máu. Từ một ông chủ quán vịt nướng rất đông khách và mua được một căn nhà ở Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội), anh Thuấn thì tai họa ập đến thì chỉ có thể nằm mê man trên giường bệnh...
Thời điểm ấy, người đàn ông này bị thiếu máu nặng, đi không vững, tiểu cầu giảm xuống gần bằng không và nguy cơ xuất huyết não do rối loạn đông máu luôn rình rập. Với gia đình anh Thuấn, quãng thời gian đó như một cơn ác mộng với bao khó khăn chồng chất, cả nhà ạ.
Chồng nằm viện, hai con còn nhỏ, vợ anh vừa bán hàng và lo cho các con, vừa tranh thủ vào viện để chăm sóc chồng khi truyền hóa chất. Quán vịt nướng thiếu đi người chèo chống nên cũng không thể duy trì như trước, vợ chồng anh buộc phải bán căn nhà để trả nợ và quay trở về với 2 bàn tay trắng. Cũng từ đây, cả gia đình anh lại bắt đầu cuộc sống ở trọ, nay đây mai đó.
Ảnh Dân Trí
Ngưỡng mộ là dù trong những ngày tháng đen tối nhất, anh Thuấn vẫn luôn lạc quan, kiên cường chiến đấu để chiến thắng thử thách của số phận. Được biết thì thể bệnh K máu của anh Thuấn (bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thể tiền tủy bào - AML M3) có thể điều trị phối hợp bằng thuốc nhắm đích.
Cụ thể hơn về quá trình điều trị căn bệnh này của anh Thuấn thì mình xin phép thuật lại chia sẻ của bác sĩ được thông tin trên trang Dân Trí như sau:
"K máu cấp tính thể tiền tủy bào - AML M3 là một thể UT máu cấp tính dòng tủy đặc biệt, lúc phát bệnh thường rất nặng và kèm theo là rối loạn đông máu rầm rộ nên nguy cơ 'qua đời' rất cao.
Điều trị hóa chất sớm, kết hợp với uống thuốc nhắm đích và điều trị rối loạn đông máu kịp thời là phương pháp duy nhất có khả năng cứu sống người bệnh. Với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc bệnh tái phát thì ghép tế bào gốc tạo máu cũng là một phương án thường được áp dụng để điều trị".
Và phép màu đã thật sự xuất hiện, sau một thời gian điều trị, sức khỏe của anh Thuấn dần hồi phục và chỉ cần đi khám, uống thuốc hàng tháng. Năm 2011, vợ chồng anh quyết định thuê quán ở gần viện để tiếp tục bán vịt nướng và thuận tiện cho việc anh đi khám ở viện.
Chưa kể, dù phải rất vất vả chiến đấu với bệnh K nhưng anh Thuấn vẫn chăm chỉ, nỗ lực làm việc như bao người khỏe mạnh khác để lo cho vợ con. Nhờ sự cố gắng của anh chị mà hai con luôn được học hành đầy đủ và đều thi đỗ đại học. Không còn gì tuyệt vời hơn, cả nhà nhỉ?
*UT máu là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không kể tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường chứa độc tố (công nhân nhà máy, thợ nhuộm, công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử...).
- Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao ở người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc trị u bướu.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh K máu.
*Các triệu chứng của K máu mọi người cần cảnh giác:
Đau đầu: Đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, UT máu thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da xanh xao.
Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc K máu hay có các đợt sốt cao không rõ nguyên nhân. Điều này là do cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch trầm trọng.
Cơ thể xanh xao, mệt mỏi: Người mắc bệnh này thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể xanh xao rất dễ nhận thấy. Điều này gây ra bởi khi mắc UT máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp. Tình trạng thiếu máu chính là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu tuần hoàn.
Đau xương, đau cơ: Khi bị K máu, người bệnh thường cảm thấy đau xương, đau cơ. Các cơn đau này có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay và lưng…
Xuất hiện hạch to: Khi bị UT máu. Người bệnh sẽ bị sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da và không gây đau.
Xuất huyết da: Trên da thấy xuất huyết dạng chấm, nốt hay mảng bất thường.
Xuất hiện tình trạng chảy máu: Tình trạng chảy máu này sẽ ở các vị trí như: mũi, chân răng.