Khám phụ khoa trước khi mang thai giúp phát hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ, bé trong thai kỳ

Cách tốt nhất để chăm sóc cho thai kỳ sau này của tất cả các bà mẹ là hãy đi kiểm tra tiền thai, trong đó khám phụ khoa trước khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Việc điều chỉnh toàn bộ cơ thể ngay từ khi chuẩn bị sẽ giúp các mẹ dễ dàng giải quyết các vấn đề sức khỏe trước khi sinh em bé, giúp đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và khỏe mạnh.

Tại sao khám phụ khoa trước khi mang thai lại quan trọng

Khám phụ khoa trước khi mang thai sẽ giúp chị em sớm phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai như viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo….

Bên cạnh đó, nếu người mẹ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai mà không được điều trị dứt điểm thì khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm. Vì vậy, mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.

kham-phu-khoa-truoc-khi-mang-thai

Chị em phụ nữ nên đi kiểm tra phụ khoa trước khi mang thai. Nguồn hình: human

Khi phát hiện những bất thường liên quan đến cơ quan sinh sản, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và có kế hoạch thai kỳ an toàn cho chị em, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé sau này.

Bác sĩ sẽ hỏi gì khi khám phụ khoa trước khi mang thai

Tiền sử phụ khoa

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về chu kỳ kinh nguyệt của chị em. (Nếu bạn chưa nắm rõ lịch kinh nguyệt, bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu.) Bác sĩ cũng sẽ hỏi chị em đang sử dụng biện pháp tránh thai nào, với một số phương pháp nhất định chẳng hạn như uống thuốc tránh thai thì có thể chị em sẽ phải kiêng cữ vài tháng để bắt đầu kế hoạch sinh sản trở lại. 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra phụ khoa để đánh giá xem liệu chị em có bị mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục hay không. Nếu có thì việc lên phương án điều trị và tầm soát ngay từ bây giờ sẽ giúp việc mang thai thuận lợi và an toàn hơn cho cả mẹ và thai nhi.

Lịch sử sản phụ khoa

Bác sĩ sẽ hỏi chị em đã từng mang thai chưa? (điều này bao gồm mang thai ngoài tử cung và phá thai).

Nếu chị em từng mang thai ngoài tử cung trước đó thì khả năng thai có thể sẽ kém hơn, bác sĩ sẽ đề nghị chị em thường xuyên đến khám thai ngay từ khi que thử thai báo 2 vạch để đảm bảo rằng việc mang thai lần này không phải là thai ngoài tử cung.

Nếu có tiền sử sảy thai liên tiếp thì bác sĩ sẽ yêu cầu chị em nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể hoặc  kiểm tra các vấn đề sức khỏe nhất định.

kham-phu-khoa-truoc-khi-mang-thai-khong-ton-nhieu-thoi-gian-cua-chi-em

Thủ tục khám phụ khoa khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Nguồn hình: human

Cuối cùng, nếu đã từng sinh con, bác sĩ sẽ hỏi chị em về các vấn đề khi sinh con trước đó. Nếu đứa trẻ sinh ra từng sinh bị khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như dị tật nứt đốt sống, thì việc bổ sung một lượng axit folic hàng ngày cần cao hơn trong lần mang thai tiếp theo để làm giảm nguy cơ điều này xảy ra lần nữa.

Quy trình khám phụ khoa cho chị em trước khi dự định mang thai

Mỗi  bệnh viện sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, về cơ bản, quy trình khám phụ khoa rất đơn giản, chủ yếu bao gồm những nội dung sau:

Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài

Bác sĩ sẽ kiểm tra bước này bằng mắt và tay. Đầu tiên, khi đi khám phụ khoa, chị em sẽ được bác sĩ khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng bụng của chị em để xem có u cục hay tổn thương nào không. 

Khám bộ phận sinh dục bằng dụng cụ chuyên dụng

Sau khi kiểm tra sơ qua bộ phận sinh dục bên ngoài, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng như mỏ vịt để khám bộ phận sinh dục bên trong âm đạo. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung để soi cũng như làm xét nghiệm.

dung-cu-chuyen-dung-de-kham-phu-khoa-khi-mang-thai

Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để khám phụ khoa trước khi mang thai không gây đau đớn. Nguồn hình: human

Nhiều chị em phụ nữ có tâm lý lo lắng và sợ bị đau khi bác sĩ sử dụng mỏ vịt thăm khám âm đạo. Tuy nhiên, trên thực tế thì mỏ vịt đã được khử trùng và bôi trơn trước nên ít tạo ra cảm giác đau đớn khi thăm khám.

Siêu âm

Đây là kỹ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhưng mang lại kết quả chuẩn xác gần như tuyệt đối nếu chị em chọn những phòng khám uy tín. Với bước này, bác sĩ  sẽ sử dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò để quan sát kỹ các cơ quan sinh sản bên trong như tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… 

Khám phụ khoa bằng tay

Với bước này, bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn và đặt 1 - 2 ngón tay vào trong âm đạo của chị em để kiểm tra dịch tiết từ tử cung, cổ tử cung hoặc phát hiện khối u trực tràng,… Bước khám phụ khoa bằng tay này rất đơn giản nên chị em không phải lo bị đau đớn gì.

Những điều chị em nên lưu ý trước khi đi khám phụ khoa trước khi mang thai

Mặc dù quy trình khám phụ khoa rất đơn giản, nhưng chị em vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Những ngày đang hành kinh, chị em không nên đi khám phụ khoa vì sẽ có nhiều phương pháp khám không được thực hiện trong thời gian này. Bên cạnh đó, quá trình khám phụ khoa của bác sĩ còn bị cản trở vì vùng kín của chị em lúc này rất dễ bị tổn thương.

– Chị em không nên lo lắng khi đi khám phụ khoa để quá trình này diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

– Trước khi đi thăm khám phụ khoa, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch. Đồng thời, chị em cũng không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.

– Theo các bác sĩ phụ khoa, chị em không nên đi khám phụ khoa khi vừa quan hệ tình dục xong vì kết quả lúc này sẽ không chính xác. Tốt nhất, chị em nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 - 3 ngày rồi mới đi khám.

– Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín và an toàn, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có trình độ để kết quả khám phụ khoa chính ác nhất.

Ngoài khám phụ khoa, chị em cần kiểm tra những gì trước khi dự định mang thai?

Ngoài khám phụ khoa trước khi mang thai, chị em nên thực hiện các sàng lọc sau:

ben-canh-kiem-tra-phu-khoa-truoc-khi-mang-thai-thi-nhieu-sang-loc-khac-cung-rat-quan-trong

Ngoài khám phụ khoa trước khi mang thai, xét nghiệm máu cũng rất quan trọng. Nguồn hình: human

- Khám nha khoa

- Tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp

- Điện tâm đồ

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm nước tiểu

- Tiêm phòng.

Xem thêm thông tin nguồn tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322063#what-is-the-procedure-and-why-is-it-done

Xem thêm bài liên quan tại đây:

http://3 cấm kỵ khi sử dụng băng nhiều chị em mắc, chăm cẩn thận đến mấy cũng vẫn bị bệnh phụ khoa

http://Đi khám phụ khoa cô gái 25t đỏ mặt vì mùi lạ, BS lắc đầu: Bỏ ngay 4 thói quen xấu

http://Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa sẽ lộ rõ 6 biểu hiện trên mặt, hãy xem mình có dấu hiệu nào không