Lạm phát là gì?

Lạm phát hay Inflation là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ. Có thể hiểu là lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát có thể trái ngược với giảm phát, xảy ra khi giá giảm và sức mua tăng.

Ví dụ về lạm phát: Trong điều kiện kinh tế bình thường, giá một bát phở là 35.000 VNĐ. Nhưng khi lạm phát xảy ra thì giá phở tăng lên 40.000 VNĐ.

Phân loại lạm phát

Phân loại lạm phát

Việc phân loại lạm phát thường được tính thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI). Từ đó lạm phát được phân thành 3 mức độ như sau:

1. Lạm phát vừa phải

Tỷ lệ lạm phát trên năm là mức độ từ 0 – dưới 10 %. Lạm phát vừa phải là loại lạm phát ở mức độ nhẹ đến trung bình, các hoạt động của nền kinh tế vẫn diễn ra bình thường. Trong thời kỳ này, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao và không xuất hiện tình trạng tích trữ hàng hóa với số lượng lớn.

2. Lạm phát phi mã

Tỷ lệ lạm phát trên năm là mức độ từ 10% – dưới 1000%. Lạm phát phi mã xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng nhanh chóng và đáng kể. Điều này gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế, suy giảm giá trị đồng tiền và ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trong thời kỳ này, người dân tăng cường tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản, không cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. 

3. Siêu lạm phát

Tỷ lệ lạm phát trên năm là mức độ trên 1000%. Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cực kỳ cao và không kiểm soát được. Đây là hình thức lạm phát có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng, dẫn đến giá cả tăng nhanh không ổn định và tiền tệ mất giá nhanh chóng. 

Công thức tính lạm phát

Công thức tính lạm phát là một công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng kinh tế của một quốc gia. Có nhiều cách để xác định chỉ số lạm phát. Nhưng để đơn giản hơn nhà nước sẽ chọn ra những loại hàng hóa mang tính thiết yếu, được nhiều người dân thường xuyên sử dụng để tính ra một loại chỉ số, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). 

Phân loại lạm phát

Nguyên nhân lạm phát

Sự gia tăng cung tiền là căn nguyên của lạm phát. Mặc dù điều này có thể diễn ra thông qua các cơ chế khác nhau trong nền kinh tế. Cơ quan quản lý tiền tệ có thể tăng cung tiền của một quốc gia bằng cách:

  • In và tặng nhiều tiền hơn cho người dân
  • Hạ giá (giảm giá trị) đồng tiền hợp pháp một cách hợp pháp
  • Cho vay tiền mới để tồn tại làm dự trữ cấp tín dụng tài khoản thông qua hệ thống ngân hàng bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ ngân hàng trên thị trường thứ cấp (phương pháp phổ biến nhất)

Các cơ chế thúc đẩy lạm phát này có thể được phân thành 3 loại: Lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp.

Đọc thêm: Phân loại lạm phát: Lạm phát được phân loại như thế nào?