Đã là anh em trong một nhà thì ai cũng dành tình yêu thương cho nhau và mong muốn cho nhau những điều tốt đẹp. Thế nhưng, đó chỉ là về lý thuyết.

Trong thực tế cuộc sống, dù ban đầu xuất phát từ tình cảm trong sáng nhưng có thể do những cư xử chưa đúng, những tính toán lợi ích cá nhân khiến cho tình cảm anh em trong nhà ngày càng xa cách, thậm chí đến mức không nhìn mặt nhau.

Có người từng nói với tôi: 'Anh em trong nhà đôi khi còn không bằng người ngoài'. Ý của câu nói này là có một số anh chị dù trong gia đình nhưng lại chán ghét nhau, thậm chí thù hằn nhau và đối xử với nhau tệ hơn cả người dưng nước lã. Vậy  làm sao để gia đình chúng ta không bao giờ xảy ra những chuyện như vậy.

Điều đầu tiên là phải biết giữ mồm giữ miệng, cư xử nhìn trước ngó sau, nhất là đừng bao giờ mang 3 điều này ra nói.

hình ảnh

Anh chị em là người yêu thương, giúp đỡ chúng ta trong suốt cuộc đời, ảnh: dSD

Thứ nhất: Đừng nhắc lại những xích mích trong quá khứ

Đã là anh chị em trong nhà, rất khó tránh những lúc bất đồng, cãi vã với nhau. Những bất đồng này có thể là kỷ niệm đáng nhớ hoặc là một vết sẹo không thể xóa nhòa.

Tuy nhiên, điều bạn nên làm là đừng nhắc lại những mối hận thù trong quá khứ.

Nếu là một người khôn ngoan, khi lớn lên, họ sẽ dần học được cách trưởng thành và bao dung hơn. Mỗi khi nhớ về quá khứ, họ sẽ không còn bận tâm tới những điều nhỏ nhặt thời còn thơ dại. Họ sẽ tập trung xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đùm bọc anh em ruột thịt với nhau.

Điều này không phải để tránh rắc rối, mà là để không khí gia đình giữa anh chị em thoải mái và ấm áp hơn.

Cuộc sống đầy rẫy thăng trầm, việc ghi nhớ những mối hận thù sẽ chỉ khiến mối quan hệ anh em với nhau trở nên căng thẳng hơn. Bằng cách không nói về những mối hận thù trong quá khứ, bạn có thể tạo ra bầu không khí tích cực trong gia đình.

hình ảnh

Cư xử thiếu tinh tế sẽ khiến mối quan hệ ruột thịt không còn tốt đẹp, ảnh: dSD

Thứ hai: Đừng so sánh thành tích của nhau, so sánh thành tích con cái của nhau

Khi lớn lên, mỗi anh chị em trong gia đình đều có con đường riêng cho mình để mà phấn đấu. Tuy nhiên, thành tích không phải là thứ để khoe khoang mà là thứ để cùng nhau chia sẻ và tự hào.

Vì vậy, điều mỗi người nên tránh nói là so sánh thành tích của nhau. Đó không phải là sự phủ nhận thành công, mà là để ngăn chặn việc so sánh trở thành nguồn gốc của sự đố kỵ giữa các anh chị em với nhau.

Nếu bạn phô trương thành tích của mình, khoe mẽ mình thành công ra sao, điều đó sẽ dễ dẫn tới những hiềm khích và xung đột trong gia đình.

Khi muốn chia sẻ những thành tựu mình đạt được, bạn nên chú ý hơn tới cảm xúc của các thành viên trong gia đình, tốt nhất nên khiêm tốn một chút. Ngược lại, khi anh chị em mình đạt được điều gì đó, bạn nên chân thành mừng cho thành công của họ.

Bằng cách không nói về những thành tích của bản thân, bạn có thể giữ được sự bình đẳng giữa anh chị em với nhau, làm cho mối quan hệ bền chặt hơn.

Nhờ không nói về những mối hận thù trong quá khứ, bạn có thể tập trung hơn vào hạnh phúc hiện tại và tương lai. Không nói về những thành tựu của mình, bạn có thể duy trì sự bình đẳng và hòa thuận trong gia đình tốt hơn.

Nếu hiểu được điều này, mối quan hệ giữa anh chị em sẽ bền chặt hơn.

hình ảnh

Anh chị em ruột là những người cùng nhau lớn lên và bảo vệ nhau trong cuộc sống, ảnh: dSD

Thứ ba: Đừng kể lể nhiều về công trạng hay những đóng góp của mình với cha mẹ, gia đình

Dù không nói ra nhưng chúng ta đều hiểu, mỗi thành viên trong gia đình đều có quyền lợi và trách nhiệm với bố mẹ cũng như việc đóng góp để xây dựng những công việc chung của gia đình.

Sự đóng góp này không thể nào cân đo đong đếm như một phép tính mà nó sẽ dựa trên sự cân đối mà mỗi người cảm nhận được, tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhâ. Ví dụ đơn giản như trong gia đình anh em ruột sẽ có điều kiện kinh tế khác nhau, với công việc chung, có người đóng góp 10 triệu, có người chỉ đóng góp 3 triệu nhưng lại bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn. Chúng ta sẽ ngầm hiểu với nhau đó là sự công bằng.

Người đóng góp 10 triệu cũng đừng vì thế mà hay kể lể, rêu rao khắp nơi là mình có công với gia đình. Chúng ta đều là những người trưởng thành rồi nên đều có thể hiểu được sự đóng góp của mỗi người là như thế nào dù không nói ra. Kể cả trong trường hợp bạn có đóng góp nhiều hơn cũng hãy giữ thái độ hòa nhã và khiêm tốn, đó mới là cách khiến anh chị em ruột luôn trân trọng và không cảm thấy khó chịu, thậm chí là ghét nhau.

Có câu nói rằng: Dù cuộc sống có xảy ra bất cứ chuyện gì thì hãy luôn yêu thương những người anh chị em ruột vì họ là người yêu thương bạn nhất trên đời này chỉ sau bố mẹ.